vào hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước, thực hiện thống nhất với mọi thành phần kinh tế, nên đã tạo ra sự bình đẳng
trong đóng góp ngân sách Nhà nước. Thuế doanh thu có phạm vi thu rất rộng
nên đã góp phần tích cực vào việc động viên nguồn thu ổn định cho ngân sách
Nhà nước.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Thuế GTGT là sắc thuế gián thu được tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng, nhằm động viên đóng góp
của người tiêu dùng, thực hiện sự kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong xã hội.
Thuế tiêu thụ đặc biệt: thuế TTĐB ở Lào là loại thuế gián thu được ban hành cùng với luật thuế doanh thu. Loại thuế này chỉ đánh vào một số
hàng hóa nhất định, mang tính đặc biệt cần điều tiết cao.
Thuế TTĐB thực hiện được hai mục đích của Nhà nước là tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và điều tiết, hướng dẫn tiêu dùng. Thuế này có tác dụng bổ sung hữu hiệu đối với thuế doanh thu cả về nguồn thu và về điều tiết kinh tế.
Thuế xuất khẩu, nhập khẩu ở các nước còn có tên gọi là thuế quan , là một một sắc thuế gián thu được thu vào một số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu, nhập khẩu, nhằm quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, mở
rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Thuế lợi tức: Thuế lợi tức của Lào là loại thuế trựcthu nhằm động viên một phần lợi tức của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
Đối tượng nộp thuế lợi tức là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức, hoạt động kinh doanh phát sinh tại lãnh thổ nước CHDCND Lào.
Thuế tối thiểu: Đây là một loại thuế trực thu được ban hành cùng với thuế lợi tức. Thuế này với thuế lợi tức có thể coi là một loại thuế, vì khi đánh
thuế thì thuế lợi tức đánh vào lợi tức, còn thuế tối thiểu đánh vào tổng thu nhập, sau đó thì so sánh với nhau thuế nào lớn thì đối tượng nộp thuế phải nộp loại thuế đó.
Đối tượng nộp thuế là tất cả các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.
Căn cứ tính thuế là tổng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
trong năm, không phân biệt trong năm đó doanh nghiệp lỗ hay lãi, vẫn đều phải nộp thuế.
Thuế thu nhập: Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu, đánh vào thu
nhập của các cá nhân không nằm trong phạm vi điều hành của luật thuế lợi tức, luật thuế tối thiểu. Thuộc loại thuế này có bốn sắc thuế: Thuế thu nhập từ lương (thuế lương), Thuế thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản (vốn cố định), Thuế thu nhập từ vốn, Thuế thu nhập từ bản quyền.
Thuế tài sản: Thuế tài sản là loại thuế đánh trên giá trị lưu giữ hay chuyển dịch tài sản. Vấn đề cốt lõi khi đánh thuế này là phải xác định được giá trị của tài sản.Giá trị của tài sản có thể dựa vào doanh số bán (giá trị thị trường) hoặc có thể dựa vào số thu nhập từ tiền cho thuê sử dựng tài sản. Thuế tài sản hiện nay có 3 sắc thuế đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất và thuế tài nguyên.
Thuế môn bài: ở một số nước còn gọi là thuế của hàng, cửa hiệu. Là một khoản thu có tính chất phí, thu hàng năm vào các cơ sở sản xuất kinh
doanh thường xuyên thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm thực hiện kiểm kê, kiểm soát của nhà nước đối với toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh,
trên cơ sở đó thực hiện việc phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh để có biên pháp quản lý và thu thích hợp với từng đối tượng.