Loại hình Doanh nghiệp
3.3.2.5. Về kiểm tra, thanh tra thuế
Thanh tra, kiểm tra là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của công tác quản lý thu , nhằm phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm để
có biện pháp nhắc nhở, giáo dục kịp thời.
Trong thời gian tới, cần tiến hành hiện đại hóa công tác thanh tra đối với các cơ quan thu, bằng đổi mới quy định thực hiện, chuyển từcơ chế thanh tra diện rộng theo phương pháp thủ công, truyền dựa vào kinh nghiệm ,sang
cơ chế thanh tra dựa vào kỹ thuật quản lý theo rủi ro, tức là có vi phạm mới thanh tra, gian lận nhiều thì thanh tra nhiều, gian lận ít thì thanh tra ít, không gian lận thì không thanh tra. Muốn thực hiện tốtđiều này đầu năm các cơ quan
thu cần hoàn tất việc xây dựng dữ liệu về doanh nghiệp, thiết lập bộ máy.
Thanh tra đủ mạnh để hoàn thanh nhiệm vụ. phát triển ứng dựng tin học vào khâu thanh tra thuế như xây dựng hệ thống phần mềm phân tích thông tin thu nộp thuế, tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng, v.v.
Ngoài ra, nên tăng quyền quyết định xử lý các vụ vi phạm cho cơ quan
thu có liên quan, giao cho cơ quan thu được quyền điều tra, khởi tố những
trường hợp vi phạm với số tiền lớn , thành lập bộ máy cưỡng chế về thu ngân
sách Nhà nước thuộc ngành Thuế, hải quan. Tránh hiện tượng thường xuyên
trước khai công tác kiểm tra nội bộ các cơ quan thu, đảm bảo các bộ phận trực thuộc cơ quan thu của Bộ tài chính thực thi nhiệm vụ đúng pháp luật, đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh hiện tượng những nhiễu tiêu cực, gây phiền hà cho dân.
Công tác thanh tra , kiểm tra là công việc quan trọng trong quản lý thuế
và quan trọng hơn nữa khi hiện nay Lào đang thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế. Việc phát sinh nhiều ngành nghề mới tạo nên tính phong phú đa
triển. Nếu quản lý, khai thác tốt thì nguồn thu của thuế ngày càng được mở
rộng, đảm bảo thu ngân sách tăng. Tuy nhiên lại nảy sinh những phức tạp và
khó khăn. Chính vi vậy, tăng cương công tác quản lý thuế trở thành yêu cầu cấp bách hiện nay. Phải làm sao thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, chính xác, sát với thực tế kinh doanh của mọi thành phần kinh tế. Từ đó đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu, cụ thể là:
Phải chủ động thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, bất ngờ tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và công tác thu nộp thuế
của các đối tượng kinh doanh.
Công tác thanh tra phải sâu rộng , đảm bảo bao quát hết các khâu các nguồn thu, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành luật thuế của các đơn vị sản xuất kinh doanh, Đồng thời phải kiểm tra đột xuất, thường xuyên việc thu nộp thanh toán biên lai tiền thuế của các cán bộ thuế. Để việc thực hiện và chấp hành luật thuếđược nghiêm túc và đạt hiệu quả cao.
Tập trung kết hợp với ngành công an, viện kiểm sát trong việc kiểm tra
các đối tượng nộp thuế như các hộ thương nghiệp , sản xuất dịch vụ trên địa bàn, mỗi tháng kiểm tra bất ngờ một vài đơn vị lớn và nếu có điều kiện thì nên kiểm tra cả đơn vị kinh doanh nhỏ.
Kiểm tra, kiểm soát các hộ kê khai trong việc chấp hành chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn chứng từ. Phối hợp với quản lý thị trường, công an kinh tế chống buôn lậu buôn bán hàng giả, từ đó phát hiện được những đơn vị
có hành vị gian lận thuế.
Bộ phận thanh tra cùng với chính quyền bản, phối hợp triển khai các biện pháp chống thất thu thuế , đảm bảo thu đạt và vượt mức kế hoạch được giao, xử lý kịp thời các đối tượng chống lại người thi hành chức năng quản lý thuế . Mặt khác,yêu cầu các cơ quan tư pháp đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm
minh các đối tượng vi phạm nghiêm trọng luật thuế.
Việc tuyển chọn những cán bộ làm công tác thanh tra , kiểm tra thuế
phải có trình độ , năng lực cao về chuyên môn và có kinh nghiệm thực tế , có
tư cách đạo đức thẳng thắn trung thực , không có tư tưởng cá nhân , bóp méo sự thật hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng xử lý tùy tiện , thông đồng giữa cán bộ thuế và đối tượng nộp thuế. Để chuyên sâu thêm cho đội thanh tra thuế, giao cho đội thanh tra thuế có quyền hạn đủ để kiểm tra , xử lý bất cứ
hoạt động sản xuất kinh doanh nào vi phạm pháp luật thuế.
3.3.2.6. Từng bước áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuếđểtăng cường hiệu quả quản lý thuế