Về tổ chức bộ máy quản lý thuế

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 54 - 58)

Trước thế kỷ 14 ChamPaSak được xem là trung tâm của đế quốc Khmer, từ thế kỷ 14 đế chế Khmer bắt đầu suy yếu và Fa Ngum nhân cơ hội

đó đã giành độc lập và xây dựng vương quốc Lan Xang cho các bộ tộc Lào, lãnh thổ của Lan Xang bao gồm nước Lào ngày nay và phần lớn vùng cao nguyên Corat thuộc đông bắc Thái Lan ngày nay. Tàn tích của Vương quốc

Tỉnh ChamPaSak nằm ở cực nam nước CHDCND Lào có biên giới giáp với Thái Lan và Campuchia, với diện tích 15.415 kmP

2

P

. Phía Bắc giáp với tỉnh Salavan, với ranh giới hành chính dài 140 km; Phía Nam giáp với các tỉnh Stung Treng và Preah Vihear của Campuchia, với đường biên giới dài

135 km; Phía Đông giáp với tỉnh Xekong và Attapu, với đường ranh giới dài 180 km; Phía Tây giáp với tỉnh Ubon Rachathani của Thái Lan, với đường biên giới dài 233 km.

Hệ thống đường giao thông, cửa khẩu quốc tế đã và đang nối nước Lào nói chung và tỉnh ChamPaSak nói riêng với các trung tâm kinh tế của các

nước trong khu vực, các cảng nước sâu của nước Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi đẩy mạnh thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế. Sông Mê kông là một con sông lớn đi qua tỉnh ChamPaSak thuận lợi cho phát triển vận tải biển của tỉnh với các địa phương khác và các nước có dòng chảy đi qua. Ngoài ra,

còn có nhiều sông suối khác chảy vào sông Mê kông từ các cao nguyên, dãy

Trường Sơn cung cấp nước, phù sa cho phát triển nông nghiệp, sinh hoạt, cây công nghiệp và có tiềm năng thủy điện lớn.

Tỉnh ChamPaSak có địa hình chia thành hai khu vực chính, cụ thể: Thứ

nhất, vùng đồng bằng có diện tích 11.359 kmP

2

P

, với độ cao trung bình 120 m so với mực nước biển, có khí hậu bình quân hàng năm là 27P

0

P

C, với lượng

mưa bình quân hàng năm 2.279mm. Đây là điều kiện thuận lợi cho tỉnh phát triển doanh nghiệp, đặc biệt phát triển các vùng nguyên liệu. Đồng bằng có diện tích rộng lớn thuận lợi cho phát triển đồng cỏ và chăn nuôi khá thuận lợi. Thứ hai, vùng cao nguyên có diện tích 3.999 kmP

2

P

, với độ cao trung bình 1.384m so với mực nước biển, có lượng mưa trung bình 3.600mm/năm, độ ẩm 80%. Cao nguyên Boloven nổi tiếng về sản xuất cà phê chất lượng cao.

Mặc dù có nhiều dự án đầu tư nông nghiệp vào cao nguyên này, nhưng tiềm

năng vẫn chưađược khai thác triệt để.

Tỉnh ChamPasak có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú như: bauxite, đồng, barit, than bùn, sắt, chì, kẽm, khí dầu mỏ và tiềm năng đáng kể

về thủy điện. Trong đó, có nhiều mỏ khoáng sản có quy mô lớn thuận lợi cho việc khai thác ở quy mô công nghiệp.

Về kinh tế, trong giai đoạn 2002-2012 kinh tế tỉnh ChamPaSak có mức

tăng trưởng khá, bình quân cả thời kỳ đạt tốc độ 8,28%/năm. Trong đó, ngành

nông nghiệp tăng bình quân đạt 3,68%/năm, công nghiệp tăng 12,59% và

ngành dịch vụ tăng 13,33%/năm. Cơ cấu kinh tế của vùng có chuyển dịch

đáng khích lệ, từ một địa phương phát triển chủ yếu về nông nghiệp dần chuyển sang phát triển các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu kinh tế

của tỉnh đến năm 2011 là: nông nghiệp 54%, công nghiệp 19% và dịch vụ

27%.

Về xã hội, Tỉnh ChamPaSak có 10 huyện, trong đó huyện PakXế là trung tâm hành chính của tỉnh. Toàn tỉnh có dân số 667.305 người, với tổng số hộ là 104.857 hộ, trong đó dân số nữ chiếm 51% tổng quy mô dân số của tỉnh. Lực lượng lao động của tỉnh là 442.392 người, chiếm 66,3% dân số (“cơ

cấu dân số vàng”). Các cấp chính quyền tỉnh và toàn bộ nhân dân trong tỉnh

đang làm việc chăm chỉ để xóa đói giảm nghèo và từng bước cải thiện đời sống dân cư, đặc biệt là các khu vực nông thôn. Đến nay, đời sống nhân dân tỉnh ChamPaSak đã từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng công cộng, được

đầu tư mạnh mẽ. Đây là thành quả lao động không mệt mỏi của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp và toàn thể nhân dân tỉnh ChamPaSak.

Về tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ nguồn nhân lực: Ở Lào hiện nay, ngành thuế được tổ chức gắn với các cấp chính quyền hành chính địa phương

theo 3 cấp: Trung ương, tỉnh, thành phố, quận, huyện.

CỤC THUẾ Sở thuế các Tỉnh, Thành phố Các phòng thuế quận, huyện Phòng tổ chức cán bộ Phòng hành chính Phòng tuyên truyền hỗ trợ và bộ phận 1 cửa Phòng cưỡng chế, thu nợ thuế Phòng tin học Phòng kê khai và kế toán thuế Phòng tổng hợp nghiệp vụ dự toán Các phòng kiểm tra thuế Các phòng thanh tra thuế Phòng kiểm tra nội bộ

Theo mô hình trên của Lào có thể thấy được sự đổi mới và cải tiến trong mô hình quản lý thu thuế của Lào. Ngành thuế Lào đã chuyển từ mô

hình, cơ chế và quy trình quản lý thuế theo sắc thuếvà đối tượng quản lý sang mô hình quản lý thuế theo chức năng. Điều này đã giúp cho công tác quản lý thuế được chuyên sâu hơn, phân định rõ nhiệm vụ, chức năng của từng bộ

phận, giảm thiểu sự tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ thuế với đối tượng nộp thuế. Từ đó, tạo điều kiện giảm thiểu tình trạng tham nhũng, gian lận và tiêu cực trong công tác quản lý, đồng thời giúp cho công tác quản lý thuế trở nên thuận lợi, nhanh gọn và chuyên sâu hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình. Sự ra đời của Phòng cưỡng chế và thu nợ thuế giúp công tác đôn đốc thu nợ thuế trở nên chuyên sâu, kịp thời và sát sao tới từng đối tượng giúp cho công tác thu nợ thuế ngày càng hiệu quả. Cùng với đó là sự ra đời của Ban Kiểm tra nội bộ tại Cục thuế, Phòng kiểm tra nội bộ tại các Sở thuế các Tỉnh, Thành phố, Đội kiểm tra nội bộ tại các phòng thuế Quận, Huyện đã giúp cho công tác kiểm soát, nắm bắt, xử lý sai phạm về thuế ngay từ trong nội bộ ngành. Từ đó, ngăn chặn, xử lý

kịp thời các trường hợp sai phạm, giảm thiểu những hậu quả mang lại từ

những sai phạm trên; ngăn ngừa, chấn chỉnh tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành. Từ khi triển khai mô hình mới từ năm 2007 đến nay, ngành thuế của Lào đã thu được những thành tựu hết sức khả quan và đáng

ghi nhận.

Đối với sở thuế tỉnh Chăm Pa Sắc, cơ cấu tổ chức gồm có:

Ban lãnh đạo sở thuế: gồm một giám đốc và hai phó giám đốc. Các phòng chức năng: có 06 phòng chức năng:

+ Phòng tổ chức - hành chính

+ Phòng thanh tra kế toán doanh nghiệp + Phòng quản lý thu thuế và phiếu thu + Phòng quản thu thị xã

+ Phòng kế hoạch thông tin (ICT)

+ Phòng quản lý thu thuế thu nhập và lệ phí

Các phòng thuế ở các huyện: có 09 phòng đặt tại các huyện mỗi phòng thuế gồm có 3 đội: Đội hành chính tổng hợp, đội quản lý thu, đội thanh tra.

Về đội ngũ nguồn nhân lực, hiện nay, nhân viên toàn ngành thuế của tỉnh Chăm Pa Sắc là 140 người, nữ 30 người trong đó tại Sở thuế 101 người, nữ 18 người, còn lại là ở các huyện. Về trình độ, thạc sĩ gồm có 7 người, đang

công tác tại Sở thuế, còn lại, đại bộ phận chuyên viên có trình độ đại học.

Nhìn chung, đội ngũ nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thuế hiện nay của tỉnh vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Đòi hỏi các cấp quản lý cần có những chiến lược lâu dài, phát triển đội ngũ nhân lực thuế cho tỉnh

nhà, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý thuếở tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay.

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)