Thuế góp phần tạo nguồn thu chủ yếu cho ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 27)

thể sử dụng nhiều phương thức ngoài thuế như: quyên góp dân chúng, xin

viện trợ từ nước ngoài, vay trong và ngoài nước, cho thuê công sản, bán tài

nguyên thiên nhiên, khai thác được đầu tư kinh doanh, phát hành tiền... Song , chúng không thể tạo ra số thu nhập vừa dồi dào, vừa bền vững kịp thời, cho

Nhà nước. Chỉ duy nhất, thuế tạo ra được nguồn thu như vậy. Chúng tôi khẳng định tạo nguồn thu chủ yếu cho Nhà nước là vai trò độc tôn,xét đến cùng là của thuế.

Để giữ đúng vai trò tạo số thu quan trọng nhất vào ngân sách Nhà

nước, thuế phải bao quát hầu hết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chế

biến, sửa chữa, chế tạo, khai thác, xây dựng, vận tải, buôn bán, ăn uống, dịch vụ... mọi nguồn thu nhập thường xuyên, không thường xuyên và mọi hoạt

động tiêu dùng xã hội. Một nền tài chính quốc gia chỉ lành mạnh khi dựa chủ

yếu vào nguồn thu nội bộ nền kinh tế, nguồn thu đó chính là thu nhập quốc dân nội địa. Mọi nguồn thu trông cậy dựa vào bên ngoài, có thể manglại những hiệu quả xấu và kéo dài.

Thuế nhằm đảm bảo nguồn thu vật chất, cung ứng kịp thời cho nhu cầu chi thường xuyên, ngay cả khi nền kinh tế có những biến động không thuận lợi. Thuế gián thu luôn được coi trọng bởi tính ổn định của nó, tốt hơn

tính ổn định của thuế trực thu. Thuế gián thu dựa trên cơ sở tiêu dùng xã hội, mà xã hội thì không thể ngừng tiêu dùng cho dân nếu kinh tế sẽ bị khủng hoảng. Việc coi trọng thuế gián thu còn xuất phát từ nguyên lý đánh thuế vào những gì mà người thu thuế lấy đi của xã hội, sẽ có tác dụng tốt hơn là đánh

vào những gì mà đối tượng chịu thuế nhập vào cho xã hội. Hơn nữa, do cơ

chế thuế đánh thuế vào giá bán nên thuế gián thu được người chịu thuế dễ

dàng chấp nhận.

hình thành ngân sách Nhà nước.Tuy nhiên, nếu Nhà nước dùng sức mạnh để

phân phối quá mức GDP thì phần thuộc về doanh nghiệp và gia đình giảm xuống. Họ sẽ cảm thấy công sức bỏ vào kinh doanh và làm việc được đền bù không thỏa đáng và từ đó sẽ chuyển sang kinh doanh ngầm, nhằm trốn thuế

hoặc chấm dứt kinh doanh. Nói một cách khác, nếu Nhà nước ngày càng tăng

áp lực thu thuế, người nộp thuế càng bị thôi thúc trốn thuế bởi một mãnh lực

vô hình. Do đó khi tái phân phối thu nhập xã hội bằng thuế, phải chú ý đến khả năng thu thuế của từng doanh nghiệp và cá nhân.

Khả năng thu thuế tùy thuộc vào bản chất và trạng thái kinh tế truyền thống của mỗi quốc gia. Sự hiểu biết và thái độ của dân chúng đối với các

chương trình hành động và sức mạnh quyền lực của Nhà nước. Khả năng thu

thuế là một khái niệm lý thuyết, được dùng để phân định ranh giới phân chia hợp lý thu nhập xã hội giữa khu vực công và khu vực tư.

Nhà nước động viên thuế chưa đạt giới hạn khả năng thu thuế, thì nguồn lực xã hội tập trung vào tay Nhà nước chưa thật đầy đủ. Nếu Nhà nước

động viên vượt ngoài ra giới hạn khả năng thu thuế thì sẽ hao mòn khả năng tích lũy tái sản xuất mở rộng tại doanh nghiệp và làm giảm sốthu tương lai.

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)