Về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 113 - 117)

Loại hình Doanh nghiệp

3.3.2.8. Về trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật

Xuất phát từ bản chất, đặc trưng của thuế là biện pháp tài chính bắt buộc của Nhà nước. Cơ quan thuế của Tỉnh Chăm Pa Sắc làthực hiện chức

năng của Nhà nước, do vậy thường xuyên tiếp xúc với hầu hết các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy trụ sở các cơ quan thu phải được đầu tư thỏa đáng, đảm bảo tính nghiêm minh của cơ quan Nhà nước. Mạng lưới các cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương, cần phải khang trang, bề thế, đồng thời phải tạo

điều kiện thuận lợi nhất cho đối tượng nộp thuế trong việc giao dịch với các

cơ quan thuế.

Trong thời đại hiện nay , tốc độ đầu tư trang thiết bị khoa học hiện đại của các thành phần kinh tế là rất nhanh , đồng thời với sự gia tăng của đối

tượng nộp thuế. Do vậy đòi hỏi trang thiết bị ngành thuế cần phải được đầu tư

một cách hợp lý như: máy điện thoại , máy fax , máy vi tính, Intermet nối mạng các cơ quan thuế với nhau không những chỉ nối mạng trong ngành mà còn được nối mạng với các cơ quan quản lý Nhà nước như cơ quan kế hoạch

đầu tư, tài chính, kho bạc các đơn vị kinh doanh dịch vụ cho doanh nghiệp

như ngân hàng , bưu điện …. Để làm tốt nhiệm vụ phối hợp quản lý.Ngoài ra

còn đầu tư vào một số trang thiết bị khác để phục vụ trong công tácthu và quản lý thuế, phục vụ hoạt động của ngành thuế được hiện đại và hiệu quả hơn.

các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quan lý thuế trong giai đoa ̣n hoa ̣ch đi ̣nh giải pháp

- Nhân tố trước hết phải kểđến đó là hệ thống chính sách thuế

- Một hệ thống chính sách thuếvà cơ cấu thuế suất hợp lý nhưng tổ chức và

cơ chế quản lý thu thuế kém sẽkhông đạt được hiệu quả cao.

- Phương tiện làm việc, chế độ lương bổng, chế độ khen thưởng, kỷ luật

cũng là những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế.

TÓM TẮTCHƯƠNG 3

Nội dung thứ nhất của chương 3 đề cập đến các yếu tố, điều kiện định

hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bản Tỉnh Chăm Pa Sắc, Chương 3 cũng đã trình bày khái quát một số quan điểm và định hướng đẩy mạnh để tập trung phát triển kinh tế với nhịp độ cao, bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướngcông nghiệp hóa – hiện đại hóa. Phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo, phát huy nhân tố con người, giải quyết tốt các vấn đề bức xúc về

xã hội khác, cơ bản xóa đói, giảm nghèo nâng cao đời sống của nhân dân. Củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững ổn định chính trị xã hội.

Thực hiện đồng bộ, triệt để việc cải cách hành chính theo hướng đơn

giản, gọn nhẹ, nhanh chóng. Thực hiện cơ chế một cửa, tránh phiền hà cho các đối tượng kinh doanh, để rút ngắn được công tác chuẩn bị đầu tư, giảm các thủ tục phiền hà không cần thiết, giảm chi phí đầu tư, tăng sức cạnh tranh lành mạnh trên thị trường đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, trong sạch, có năng

lực, tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, có vậy mới đềra dược các chính

sách đúng đểthúc đẩy sản xuất phát triển.

Mục tiêu công tác quản lý thuế tỉnh ChamPaSak là đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành theo quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển đã được phê duyệt. Mục tiêu cụ thể được xây dựng tư định hướng phát triển

doanh nghiệp của Tỉnh ChamPaSak giai đoạn 2016-2021 đã được công bố.

Nội dung trọng tâm của chương 3 là phân tích, từ đó đề xuất một số

giải pháp chiến lược nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp Tỉnh Chăm Pa Sắc.

Nhóm giải pháp thứ nhất: Hoàn thiện công tác xây dựng chiến lược,

lượng, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về thuế đối với các doanh nghiệp Chăm Pa Sắc.

Nhóm giải pháp thứ hai: Hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế.Ngoài các

quy định ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp là phải tính nộp thuế theo quy định của các luật thuế, do vậy hệ thống Pháp luật thuế phải được hoàn thiện theo

hướng đơn giản, thuận tiện, dễ áp dụng và bình đẳng đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau trong những ngành nghề kinh doanh khác nhau.

Cuối cùng để các giải pháp đề ra được thực hiện, tác giả đề xuất một số kiến nghị như: Sửa đổi, bổ sung và ban hành đồng bộ các luật có liên quan đến hoạt động đầu tư; xoá bỏ những bất hợp lý về ưu đãi về thuế; mở rộng thông thoáng hơn nữa quan hệ kinh tế đối ngoại;ban hành các chính sách ưu đãi khuyến khích cho ngành công nghiệp; thông qua các kênh ngoại giao, thực hiện quảng bá, tuyên truyền môi trường đầu tư của ChamPaSak; cải tiến các thủ tục hành chính liên quan đến các hoạt động công tác quản lý thuế,

theo hướng tiếp tục đơn giản hoá các thủ tục cấp giấy phép đầu tư; mở rộng các dự án thuộc diện đăng ký cấp giấy phép đầu tư; tra soát có hệ thống tất cả các loại giấy phép, các qui định liên quan đến hoạt động công tác quản lý thuế, trên cơ sở đó bãi bỏ những loại giấy phép, quy định không cần thiết đối với hoạt động quản lý thuế, cải tạo và xây dựng mới các cơ sở hạ tầng. Tất cả

các giải pháp nêu trên, nhằm mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý thuế, để ngành thuế Tỉnh Chăm Pa Sắc hoạt động có hiệu quả trong quản lý thuế các doanh nghiệp trên địa bàn Chăm Pa Sắc.

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)