Quản lý doanh thu thuế và giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 106 - 108)

Loại hình Doanh nghiệp

3.3.2.3. Quản lý doanh thu thuế và giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào

- Quản lý tốt doanh thu thuế là cơ sở để đảm bảo tính những số thuế

phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Nhưng trên thực tế việc quản lý doanh thu tính thuế của các doanh nghiệp rất phức tạp. Nhất là trong điều kiện các doanh nghiệp nhỏ hiện nay. Trước hết phải căn cứ vào tờ khai thuế của doanh

nghiệp, nếu thấy có vấn đề nghi vấn (ví dụ giảm đột biến, tăng đột biến, hoặc sự thay đổi của một khoản thu nhập nào đó...) thì mới cần phải đối chiếu, kiểm tra, so sánh với tình hình thực tế của kỳ tính thuế trước và trên cơ sở các Hợp đồng mua bán hàng hóa; hợp đồng vận chuyển; các hợp đồng xuất nhập hàng hóa; các báo cáo tài chính...

- Tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ ghi

chép hóa đơn chứng từ và sổ sách Kế toán. Nếu các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về lưu giữ hóa đơn, chứng từ thì các số liệu có liên quan tới doanh thu, chi phí của doanh nghiệp có thể tin cậy được. Tất nhiên, phải đồng thời giám sát được các định mức, tiêu chuẩn kinh tế và giá cả của các sản phẩm hàng hóa, hoặc dịch vụ.

Đối với quản lý giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào ,một căn cứ để xác

định thuế đầu vào khấu trừ và chi phí kinh doanh của doanh nghiệp. Cán bộ

tính thuế phải kiểm tra chặt chẽ các hoạt động mua hàng hóa của doanh nghiệp qua các công việc như sau:

- Tiến hành thu thập các chứng từ, hóa đơn có liên quan đến hoạt

động mua bán hàng như: Hợp đồng ký với người bán, chứng từ vận chuyển, sổ sách Kế toán, phiếu nhập kho...

- Trường hợp sử dụng bản kê để kê khai xác định hàng mua vào, thì cán bộ thuế phải đối chiếu hàng mua với thực tế về số lượng, định mức tiêu dïng, số tồn kho và giá cả của hàng hóa.

- Xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp cố tình vi phạm như

kê khai sai thực tế, hoặc sử dụng hóa đơn giả đểđược khấu trừ.

Kiểm tra chi phí hoạt động khác,đó là các khoản chi phí như: chi phí

thanh lý tài sản, tiền phạt vi phạm hợp đồng, phạt do vi phạm thực, các khoản chì phí do kế toán nhầm lẫn... Đối với các khoản chi này cần bóc tách rõ

những khoản chi, các khoản chi sai, khoản chi bất thường (cao quá hoặc thấp

quá).Đối chiếu với số liệu phát sinh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác có quan hệ tài chính , từ đó phát hiện ra các khoản không đúng. Đặc biệt chú ý tới các khoản phát sinh ở cuối niên độ kế toán sau, đểxác định thời gian

phát sinh chi phí sang năm sau vì động cơ riêng của đơn vị.

- Kiểm tra các khoản thu nhập khác: Đối với các hoạt động của một doanh nghiệp thì ngoài doanh thu bán hàng, doanh nghiệp còn có các khoản

thu khác như: thu hùn vốn doanh nghiệp, thu giảm giá, các khoản thu tài

chính khác. Do đó trong công tác quản lý cần chú ý xác định tính chính xác của việc sử dụng các nguồn vốn kinh doanh, cho thuê tài sản.... để xác định số

thu về đầu tư tài chính. Đốì với các khoản thu nhập bất thường thì cần kiểm tra các biên bản nghiệm thu, biên bản thanh lý, biên bản kiểm kê, biên bản vi phạm hợp đồng, biên bản của hội đồng xử lý.

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 106 - 108)