Thuế là công cụ tài chính chủ yếu của Nhà nước để điều tiết vĩ

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 28)

mô nền kinh tế

Như đã nêu trên, để thực hiện được vai trò điều tiết nền kinh tế của

mình, Nhà nước có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau. Song các nhà kinh tế đều gặp nhau ở một điểm chung là: Công cụ phổ biến và quan trọng nhất

(hàng đầu) chỉ có thể kể đến thuế khóa. GS.TSKH Tào Hữu Phùng đã lập luận xác đáng khi cho rằng: "Thuế - về bản chất kinh tế, là một công cụ tài chính hết sức quan trọng, không chỉ tạo nguồn thu chi ngân sách nhà nước mà có tác dụng điều chỉnh nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Hơn nữa trong thuế luôn tồn

tại mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và người nộp thuế" [17].Đi xa hơn nữa cần mở rộng lập luận trên bằng một khẳng định khác, đó là thuế khóa

được xem là một hình thức biểu hiện sinh động mối quan hệ của Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế. Đó là các vấn đề: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?

Thật vậy, bằng cách ban hành một sắc thuế, hoặc điều chỉnh thuế suất của một sắc thuế, hoặc một loại thuế hiện hành, Nhà nước có thể tác động một cách gián tiếp đến một doanh nghiệp để doanh nghiệp này có quyết định cụ

thể là nên sản xuất những hàng hóa dịch vụ gì và với số lượng bao nhiêu. Hành vi này dẫn đến sự thay đổi về cơ cấu hàng hóa, dịch vụ trong xã hội.

Điều này được giải thích với lý do là người sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ có xu hướng chọn loại mặt hàng, thứ dịch vụ nào có lợi nhất để sản xuất, cung ứng. Trên quan điểm của họ, đó là những hàng hóa dịch vụ nộp thuế ít, thậm chí miễn hoặc có thể trốn tránh được thuế.

Thông qua việc áp dụng các thuế suất và các chế độ ưu đãi hoặc hạn chế nào đó Nhà nước cần thúc đẩy các doanh nghiệp nên lựa chọn công nghệ

nào?Sự phân công ra sao?Sản xuất trên quy mô lớn hay nhỏ? Sản xuất thủ

công hay sản xuất hàng loạt trên máy móc?

Và cũng thông qua công cụ thuế, Nhà nước và doanh nghiệp sẽ cùng nhau giải quyết vấn đề phân phối sản phẩm và thu nhập để làm sao giải quyết hài hòa các lợi ích trong xã hội để Nhà nước vừa có nguồn thu, doanh nghiệp

có tích lũy và Nhà nước thu nhập có thu nhập thỏa đáng. Ở đây thuế khóava chạm bởi một vấn đề gai góc, đó là vấn đề công bằng.

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)