Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 63)

- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất

2.2.1 Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo

phạm pháp luật về tôn giáo

Ủy ban Thường vụ Quốc Hội đã thông qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo vào ngày 19/6/2004, tại phiên họp thứ 19 của Quốc Hội khóa XI. Ngày 15/11/2004 Pháp lệnh, Tín ngưỡng Tôn giáo có hiệu lực thi hành. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trực tiếp hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở nước ta hiện nay, tạo ra môi trường pháp lý mới để đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng Tôn giáo của nhân dân đồng thời tạo điều kiện quản lý, đưa hoạt động của các tôn giáo tuân thủ pháp luật.

Để triển khai thực hiện hiệu quả Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, căn cứ các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương như: Công văn 434/TGCP-PCTT ngày 6/6/2006 của Ban Tôn giáo Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch triển khai đối với một số tổ chức tôn giáo chưa được công nhận, Chỉ thị 01/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành, Công văn 177/TGCP-TL của Ban Tôn giáo Chính phủ về

sinh hoạt tôn giáo của các hệ phái Tin lành… căn cứ vào tình hình thực tiễn ở địa phương, Ủy ban Nhân dân tỉnh giao Ban Tôn giáo - Dân tộc xây dựng các kế hoạch để hướng dẫn, tổ chức thực hiện như: Kế hoạch số 4/KH- BTGDT ngày 7/7/2006, Kế hoạch số 6/KH-BTGDT (đăng ký sinh hoạt đạo Tin lành); các hướng dẫn số 1/HD-BTGDT về đăng ký hoạt động của tổ chức Cao đài riêng lẻ; hướng dẫn số 2/HD-BTGDT cấp đăng ký hoạt động của thánh đường Hồi giáo; hướng dẫn số 3/HD-BTGDT cấp đăng ký hoạt động của Bửu Sơn Kỳ hương. Việc ban hành các văn bản nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi để các điểm nhóm tôn giáo và tôn giáo chưa có hệ thống tổ chức đăng ký sinh hoạt tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Từ khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Việc quy định cụ thể nội dung, quy trình, trình tự, thủ tục, cơ chế, phương thức và phân cấp thẩm quyền trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo từng bước đảm bảo sự vận hành thống suốt, hiệu quả của bộ máy trong công tác quản lý, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành liên quan trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo phát sinh.

- Đối với các tổ chức và cá nhân tôn giáo: Nhận thấy nhà nước có chính sách thông thoáng, tin tưởng, phấn khởi vào chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước ta bước đầu được thể chế hoá thành các quy định cụ thể rõ ràng, công khai và được nhà nước bảo đảm thực hiện.

Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan cơ bản đi vào cuộc sống, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo hợp pháp của đồng bào. Cụ thể hóa các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế của tỉnh, sau khi có Pháp lệnh

Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An đã ban hành 1 văn bản quy phạm pháp luật, gần 35 quyết định, chỉ thị, kế hoạch; trên 300 văn bản các loại để triển khai, chỉ đạo công tác tôn giáo và giải quyết các hoạt động của các tôn giáo, tạo hành lang pháp lý cho các cấp chính quyền trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo. [8, tr.7]

Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về tôn giáo, từ thực tiễn tỉnh Long An cho thấy nảy sinh một số vấn đề như sau:

- Hiện nay Pháp lệnh chưa quy định và giải thích rõ các khái niệm như: chức sắc, chức việc; tín đồ; truyền đạo trái pháp luật; mê tín dị đoan; Tín ngưỡng dân gian; sinh hoạt tôn giáo; tổ chức tôn giáo trực thuộc, v.v. những vấn đề này lại xuất hiện trong thực tiễn hoạt động tôn giáo làm cho cơ quan quản lý nhà nước bị động lúng túng trong việc thực hiện công tác này.

- Chưa đầy đủ phải áp dụng văn bản khác: Pháp lệnh quy định đối tượng điều chỉnh là tín ngưỡng, tôn giáo với phạm vi điều chỉnh là hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Trong tổ chức thực hiện được quy định tại các văn bản không xác định trách nhiệm cơ quan tham mưu quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng và cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo dẫn đến tình trạng chung chung đùn đẩy trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng.

- Về việc khuyến khích chức sắc, nhà tu hành với tư cách công dân được tham gia thực hiện hoạt động giáo dục, y tế, từ thiện nhân đạo nhưng chưa có cơ chế và chính sách cụ thể, rõ ràng nên khó thực hiện; trong quản lý có mặt gò bó hạn chế; nhưng có mặt lại buông lõng không quản lý. Chưa

có quy định hay hướng dẫn cụ thể nào về việc xử lý các hành vi “biến gia thành tự”, chủ yếu diễn ra đối với Phật giáo.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w