Nội dung và phương pháp quản lý quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)

- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất

1.3.1.3. Nội dung và phương pháp quản lý quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

với hoạt động tôn giáo

Nội dung quản lý quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo gồm nhiều công việc như xây dựng kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm thuộc lĩnh vực tôn giáo; Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đối với hoạt động tôn giáo; Qui định tổ

chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; Qui định về việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo; Tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo; Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.

Tất cả những công việc trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, để làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cần phải thực hiện tốt tất cả những công việc này.

Nội dung cụ thể về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo gồm nhiều lĩnh vực như:

- Quản lý xét duyệt và công nhận tổ chức tôn giáo;

- Quản lý đối với chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm.

- Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử; - Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng của chức sắc, nhà tu hành;

- Quản lý các hoạt động quốc tế của tổ chức, cá nhân tôn giáo,v.v..

Phương pháp quản lý quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Quản lý nhà nước về các hoạt động tôn giáo có nhiều phương pháp, ở đây, chúng tôi nêu ra một số phương pháp như sau:

- Quản lý bằng phương pháp giáo dục, thuyết phục: là dùng giáo dục thuyết phục, tuyên truyền, phổ biến, giải thích, nêu gương để hướng dẫn mọi hoạt động tôn giáo diễn ra đúng quy định của pháp luật.

chính buộc đối tượng của quản lý nhà nước về tôn giáo phải phục tùng, tuân theo trong các hoạt động tôn giáo đúng với quy định của pháp luật (ban hành các quyết định quản lý cụ thể từng vụ việc, kịp thời, chính xác, đúng thẩm quyền và có hiệu quả).

- Quản lý bằng phương pháp kinh tế: dùng lợi ích kinh tế, vật chất để điều chỉnh, hướng các hoạt động tôn giáo của tổ chức và cá nhân tôn giáo diễn ra phù hợp với quy định của pháp luật.

- Quản lý bằng phương pháp cưỡng chế: dùng các quyết định quản lý để buộc những tổ chức và cá nhân tôn giáo không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quyết định quản lý của cơ quan nhà nước phải chấp hành; xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.

Từ những nội dung và phương pháp quản lý nhà nước về tôn giáo nói trên, đòi hỏi chủ thể quản lý nhà nước về tôn giáo cần phải nắm vững để quản lý có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w