Thực trạng quản lý đối với việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 66)

- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất

2.2.3 Thực trạng quản lý đối với việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành

nhà tu hành

Đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo là một nhu cầu thực tế và có chiều hướng ngày càng tăng. Việc nhà nước cho phép các

tổ chức tôn giáo mở các trường đào tạo, các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động tôn giáo vừa đảm bảo sự quản lý của nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu thực tế của các tôn giáo trong việc đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành.

Phật giáo, trước năm 1975 chỉ có một trường Đại học nay số trường, lớp tăng dần hàng năm. Năm 1993 có 22 trường thì đến năm 2001 có 34 trường. Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện có 4 Học viện Phật học với trên 1.000 tăng, ni sinh; 35 lớp cao đẳng và trung cấp Phật học với trên 5.000 tăng, ni sinh; 1.076 cơ sở từ thiện và nhân đạo, trong đó có 950 lớp học tình thương. Phật giáo Nam tông Khmer có 2.500 các vị sư theo các lớp cao cấp và trung cấp Phật học Pali. Đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành trong các tôn giáo đang có chiều hướng mở rộng về số lượng và nâng cao về chất lượng. Hiện nay, Học viện Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh được nhà nước cho phép đào tạo khóa cao học đầu tiên (2012-2014).

Đạo Công giáo cũng mở thêm các Đại chủng viện để đào tạo linh mục. Năm 1987 mới có 1 trường, năm 1988 thêm 3 trường, năm 1991 thêm 1 trường và năm 1994 có thêm 1 trường nữa. Đến năm 2008, ở Việt Nam có 6 Đại chủng viện và 2 Phân viện là Xuân Lộc (Đồng Nai) và cơ sở 2 của Đại chủng viện Liên địa phận Hà Nội tại Tòa Giám mục Bùi Chu (Nam Định).

Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) đã thành lập Viện Thánh kinh Thần học tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trong thời gian qua, đạo Tin lành đã đào tạo và bồi dưỡng cho 267 mục sư, truyền đạo, đã mở được 2 khóa với 150 học viên theo học, mở 3 lớp bồi dưỡng thần học cho 113 truyền đạo, chấp sự là người dân tộc ở Tây Nguyên, 22 tín hữu người dân tộc được cử đi học tại Viện Thánh kinh Thần học [32, tr.10].

Đạo Cao Đài, Phật giáo, Phật giáo Hòa hảo và các tôn giáo khác đều tổ chức các lớp bồi dưỡng giáo lý, giáo lý hạnh đường, An cư kiết hạ, bồi dưỡng hành chánh giáo… cho chức sắc, chức việc với số lượng khá cao.

Công tác đào tạo, chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Long An được các Giáo hội quan tâm thường xuyên thực hiện. Hiện nay, trên địa bàn có 1 Trường Trung cấp Phật học, đang đào tạo đến khóa thứ năm, có 167 tăng, ni sinh đang theo học; có 10 tu sĩ Phật giáo đang làm nghiên cứu sinh, thạc sĩ tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc, Myanma. Công giáo duy trì tốt tuần tỉnh tâm tại Tòa Giám mục Mỹ Tho. Tin lành mỗi năm đều tổ chức bồi linh theo từng quí, mở các lớp thánh kinh căn bản.

Các tôn giáo khác, tuỳ theo hình thức đào tạo truyền thống của tôn giáo mình cũng được nhà nước chấp thuận mở các lớp đào tạo chức sắc. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo khó khăn nhất ở địa phương hiện nay là không nắm được số lượng chức sắc ra nước ngoài học tập, tu nghiệp, vì đây thuộc thẩm quyền của Ban Tôn giáo Chính phủ; một vài chức sắc, nhà tu hành hết thời gian đào tạo ở nước ngoài nhưng không về nước; hoặc lợi dung việc đi du lịch, thăm thân để tham gia các khóa, đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w