Những hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, những hạn chế:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 81)

- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất

2.2.7.2. Những hạn chế và nguyên nhân Thứ nhất, những hạn chế:

Thứ nhất, những hạn chế:

Một là, cơ chế quản lý nhà nước đối về tôn giáo trong giai đoạn hiện nay chưa thật tạo được sự linh hoạt, tính chủ động trong công tác quản lý và tham mưu thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo vấn đề này xuất phát từ phương thức tổ chức bộ máy quản lý chưa hợp lý với mô hình cơ quan tham mưu trong một cơ quan tham mưu, cơ chế phân cấp và uỷ quyền giữa Trung ương với địa phương giữa cơ quan tham mưu với cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý chưa phù hợp với thực tế hoạt động tôn giáo.

Về tổ chức bộ máy làm quản lý nhà nước về tôn giáo: thực hiện việc sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, huyện, thành phố theo Nghị định số 13 và Nghị định số 14 của Chính phủ, theo đó tiến hành sáp nhập bộ phận làm công tác tôn giáo của Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh và Phòng Tôn giáo - Dân tộc các huyện, thị xã, thành phố về Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ, bộ phận làm công tác dân tộc chuyển về Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh, huyện, thị xã, thành phố. Mô hình tổ chức bộ

máy tham mưu giúp quản lý nhà nước về tôn giáo nêu trên giúp giảm số lượng đầu mối các cơ quan chuyên môn. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy theo mô hình trên đã bộc lộ những vấn đề cần quan tâm đó là: tăng tính tầng nấc, thứ bậc trong công tác tham mưu, dẫn đến làm giảm tính linh hoạt trong công tác quản lý, công tác tác nghiệp, hướng dẫn nghiệp vụ cũng gặp khó khăn do qua nhiều công đoạn của quy trình tham mưu trong cơ quan tham mưu, v.v. điều này cần được xem xét, đánh giá so sánh giữa mô hình tổ chức bộ máy trước khi sáp nhập và sau khi sáp nhập để có cái nhìn toàn diện, có cơ sở khoa học và thực tiễn làm rõ một hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Trương ương đến cơ sở .

Hai là, về đội ngũ cán bộ công chức: Từ số liệu cán bộ làm công tác tôn giáo của Ban Tôn giáo tỉnh Long An hiện toàn tỉnh cho thấy đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của tỉnh khá lớn về độ tuổi (từ 50 tuổi trở lên có 194/233 người, chiếm 83,26%) đội ngũ này chủ yếu được đào tạo, bồi dưỡng về chính trị (từ trung cấp chính trị trở lên 164 người, chiếm 83,26%) số được đào tạo về chuyên môn (từ trung cấp chuyên môn trở lên là 49 người chiếm 16,74%), yếu ngoại ngữ (có trình độ ngoại ngữ từ A - Anh văn trở lên là 13 người, chiếm 5,58%), kém về tin học (tin học A trở lên 29 người 13,31%), hạn chế về kiến thức quản lý nhà nước (bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch và cập nhật 64 người, chiếm 27,47%) và nhìn chung cán bộ làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh, một số đã lớn tuổi hết chỗ bố trí (đợi về hưu), một số là cán bộ bị kỷ luật. Thực trạng chất lượng cán bộ nêu trên cũng lý giải phần nào vì sao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo chưa đạt yêu cầu đề ra. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo đòi hỏi phải quan tâm xem xét giải quyết một cách hợp lý đội ngũ cán bộ công tác tôn giáo.

Ba là, việc phối hợp trong công tác tôn giáo giữa các cơ quan nhà nước Trung ương, giữa cơ quan nhà nước Trung ương với địa phương và giữa các địa phương với nhau chưa chủ động, còn lúng túng giữa cơ quan chủ trì và cơ quan phân công phối hợp trong quản lý dẫn đến thiếu sự thống nhất, đồng bộ trong việc thực hiện công tác quản lý giữa các ngành, lĩnh vực liên quan giữa cấp trên với cấp dưới.

Bốn là, công tác lãnh đạo, điều hành chưa thật sâu sát gắn với tình hình thực tiễn và diễn biến hoạt động tôn giáo trên toàn tỉnh và từng địa bàn, việc quản lý nặng về giải quyết sự vụ, sự việc thiếu tính kế hoạch, chưa chú trọng việc tổng kết, đánh giá và tham mưu cho lãnh đạo trong việc chỉ đạo, phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể với cơ quan tham mưu, giúp quản lý nhà nước về tôn giáo.

Năm là, công tác tuyên truyền vận động chức sắc tín đồ các tôn giáo tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song trong công tác này cũng bộc lộ hạn chế về nội dung, hình thức tuyên truyền, chậm đổi mới, cập nhật, thiếu tính sinh động gắn kết giữa quan điểm, chính sách, pháp luật về tôn giáo với tình hình thực tế hoạt động tôn giáo, việc đưa thông tin về tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, bảo vệ trật tự, an ninh của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng còn khiêm tốn. Hiện tại các tờ báo, tạp chí của tại tỉnh chưa có mục dành đăng tải thông tin về đời sống và việc làm tốt của đồng bào tôn giáo.

Sáu là, việc xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo chưa đạt yêu cầu đề ra do thiếu sự gần gủi quan tâm nắm bắt tình hình của từng Tôn giáo, chưa có sự động viên kịp thời về mặt tinh thần, hỗ trợ về vật chất đối với các chức sắc tôn giáo tiêu biểu, hoạt động của các đoàn thể chưa thật sự thu

hút được nhiều hội viên là tín đồ các tôn giáo, công tác phát triển đảng viên là người có đạo chưa nhiều.

Bảy là, kinh phí đặc thù cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo còn hạn chế, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã, nên gặp không ít khó khăn trong hoạt động.

Ví dụ: Việc thăm viếng các chức sắc tôn giáo tiêu biểu, hỗ trợ các hoạt động tôn giáo gắn với thực hiện lợi ích cộng đồng như: Phật giáo với vấn đề bảo về môi trường, Công giáo trong vấn đề hôn nhân, gia đình, v.v. chưa thực hiện tốt do không có nguồn kinh phí để hổ trợ theo đề nghị của tổ chức tôn giáo.

Thứ hai, nguyên nhân của hạn chế

Một là, tình hình thế giới (trong đó có tình hình tôn giáo) trong thời gian qua rất phức tạp và đầy biến động.

Tình hình ấy dội vào Việt Nam làm cho tình hình ở nước ta (trong đó có tình hình tôn giáo) cũng biến động, phức tạp theo. Vì thế, quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung, quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nói riêng gặp không ít khó khăn. Lợi dụng những khó khăn trong nước và thế giới, một số phần tử tôn giáo cấu kết với các thế lực thù địch trong và ngoài nước tìm cách chống phá chúng ta. Đây là một trong những nguyên nhân đưa đến những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý tôn giáo.

Hai là, chưa có một hệ thống pháp luật đầy đủ, hoàn chỉnh để quản lý tôn giáo.

Cho đến nay, chúng ta chưa có luật tôn giáo. Năm 2004, Pháp lệnh Tôn giáo ra đời. Tuy đã tạo được sự đồng tình, ủng hộ của các chức sắc và tín đồ, nhưng Pháp lệnh này chưa được hoàn chỉnh. Một thời gian khá dài, ít nhất đến trước năm 2004, công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo chủ yếu dựa vào các nghị định, quyết định và chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ v.v. tức là các văn bản quy phạm Pháp luật dưới luật.

Ba là, việc thể chế hóa thành chính sách, pháp luật chậm.

Việc này thường chậm hơn so với yêu cầu quản lý, văn bản quản lý được ban hành không thể chế hóa hết quan điểm, chủ trương, nội dung không bao quát được hết đối tượng, phạm vi quản lý. Công tác tuyên truyên vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo của Mặt trận còn nặng tính hình thức chưa đi vào chiều sâu nên công tác vận động chưa thật sự lôi cuốn hấp dẫn.

Bốn là, việc bố trí nhân sự làm công tác tôn giáo thực hiện mang tính cứng nhắc.

Số lượng nhân sự là vấn đề tồn tại trong công tác quản lý, việc bố trí nhận sự căn cứ vào đối tượng quản lý, nội dung công việc hay đơn vị quản lý, hiện tại việc bố trí nhân sự làm công tác tôn giáo thực hiện mang tính cứng nhắc theo lối bố trí nhân sự theo chỉ tiêu biên chế thống nhất về mặt số lượng các đơn vị trong toàn tỉnh. Ví dụ: tất cả các Phòng Nội vụ có 1 Phó trưởng Phòng và 1 chuyên viên làm công tác tôn giáo, các xã, phường, thị trấn giao Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân phụ trách khối Văn hoá - xã hội kiêm nhiệm (mà ở xã nhân sự thường hay biến động).

Năm là, mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo còn bất cập.

Mô hình tổ chức Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ và bộ phận làm công tác tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ làm giảm đầu mối nhưng tạo tính thứ bậc, tầng nấc trong công tác tham mưu, không tạo được tính chủ động linh hoạt trong công tác quản lý. Thực hiện mô hình này trong giai đoạn hiện nay làm cho công tác quản lý nhà nước về tôn giáo gặp nhiều khó khăn về cơ chế và phương thức quản lý.

Sáu là, sự phối hợp công tác giữa các cơ quan quản lý chưa chặt chẽ, nhất quán.

Nhìn chung chưa có sự đồng bộ và nhất quán giữa chính quyền các cấp về nhận thức và vận dụng khi thực hiện các chính sách quản lý Tôn giáo. Trong khi cấp tỉnh triển khai thực hiện hầu hết các chính sách với tinh thần linh hoạt, mềm dẻo, tạo được thiện chí hợp tác trong các tổ chức tôn giáo thì một vài nơi cấp huyện, xã bị động lúng túng chậm triển khai chính sách tôn giáo, việc thực hiện còn xem nhẹ, thiếu thiện chí dẫn đến nhiều việc khó khăn trong việc vận đồng quần chúng là tín đồ các tôn giáo thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w