Một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Long An

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 84)

- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất

2.3.1.Một số bài học kinh nghiệm về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Long An

với hoạt động tôn giáo ở Long An

Từ thực tiễn công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Long An, trong những năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

Thứ nhất, phải có sự nhận thức đúng đắn, thống nhất về đường lối, chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước ta trong tình hình mới.

Vì hệ thống chính trị nói chung, đội ngũ làm công tác tôn giáo nói riêng có nhận thức đúng đắn và nắm vững đường lối, chính sách về tôn giáo của Đảng và nhà nước thì mới thực hiện đúng, có hiệu quả và biết được những sơ hở thiếu sót trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Đồng thời, qua đó cũng nâng cao sự thống nhất quan điểm, trách nhiệm của hệ thống chính trị về công tác quản lý Tôn giáo. Tuyên truyền phổ biến quan điểm, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước về tôn giáo là yếu tố vô cùng quan trọng, không chỉ giúp cho Ủy ban Nhân dân các cấp, các ngành, cán bộ mà cả chức sắc, tín đồ tôn giáo nắm vững và tuân thủ pháp luật.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và công tác quản lý nhà nýớc về tôn giáo.

Thực tế ở Long An cho thấy, ở đâu và khi nào tổ chức đảng, chính quyền vững mạnh thì quản lý hoạt động tôn giáo sẽ đạt hiệu quả cao, và ngược lại. Vì hoạt động tôn giáo là vấn đề hết sức nhạy cảm, các cấp ủy Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện; nắm vững tình hình cơ sở đề từ đó định hướng cho các cơ quan chức năng xem xét giải quyết thấu tình đạt lý, tạo niềm tin của quần chúng nhân dân nói chung và tín đồ tôn giáo nói riêng đối với chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về hoạt động tôn giáo. Bên cạnh đó, các cấp chính quyền xây dựng cơ chế phối hợp cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của các ban ngành, chống sự đùn đẩy né tránh trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo.

được chú trọng cả về số lượng và chất lượng.

Thường xuyên quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán, hàng năm tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ, nhằm nâng cao trình độ đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.

Thứ tư, thực sự coi trọng công tác vận động quần chúng và xây dựng cơ sở chính trị ở vùng đồng bào có đạo.

Tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, do đó công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không đơn giản chỉ là dùng các biện pháp hành chính mà vấn đề quan trọng là vận động, thuyết phục làm cho chức sắc, tín đồ tôn giáo hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, phát hiện ra những việc làm sai trái vi phạm pháp luật của các tổ chức tôn giáo, giúp chính quyền có biện pháp xử lý kịp thời.

Thứ năm, muốn hoạt động tôn giáo theo hướng “tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, phải chú trọng công tác tranh thủ chức sắc.

Vì họ là những người có ảnh hưởng rất lớn với tín đồ. Do đó, phải có kế hoạch chủ động phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đoàn thể quần chúng tranh thủ vận động chức sắc, nhà tu hành làm cho họ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước. Đáp ứng những nguyện vọng chính đáng, hợp pháp của đồng bào có đạo sẽ tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác quản lý tôn giáo, đồng thời kiên quyết chống các hành vi lợi dụng sự tự do tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn.

Thứ sáu, tập trung phát triển kinh tế- văn hóa, xã hội nâng cao đời sống vật chất cho người dân nói chung và đồng bào có đạo nói riêng.

Một khi đời sống vật chất, tinh thần tăng lên, đồng bào có đạo sẽ phấn khởi, tin tưởng vào công cuộc đổi mới đất nước do Đảng lãnh đạo, sống tốt đời đẹp đạo, sống phúc âm trong lòng dân tộc.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 81 - 84)