- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất
2.2.2 Thực trạng quản lý đối với việc phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển và bổ nhiệm
bầu cử, suy cử, thuyên chuyển và bổ nhiệm
Việc giải quyết phong chức, phong phẩm, bầu cử, suy cử, bổ nhiệm và thuyên chuyển chức sắc, nhà tu hành được thực hiện đúng theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo. Vì vậy, hầu hết các đề nghị của Giáo hội đều được chấp thuận. Những đề nghị của Giáo hội được Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh giải quyết đúng theo quy định. Năm 2013, đã chấp thuận cho Tòa Giám mục Mỹ Tho phong chức 5 linh mục, thuyên chuyển, bổ nhiệm 12 linh mục; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh bổ nhiệm trụ trì cho 33 tu sĩ; Ban Trị sự Tổng liên Hội thánh Tin lành Việt Nam (miền Nam) phong chức cho 3 mục sư, truyền đạo, bổ nhiệm gắn với thuyên chuyển 2 Mục sư từ Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang về Long An làm quản nhiệm; Cao Đài cầu phong 120 lễ sanh, bổ nhiệm cai quản, phó cai quản Họ đạo 15 người [17,tr.8].
Về cơ bản, việc thuyên chuyển chức sắc các tôn giáo được giải quyết đúng theo quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn do những quy định trong Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ quy định về việc đăng ký người được phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử được thông thoáng hơn trước, chỉ có văn bản đăng ký và kèm theo bảng tóm tắt quá trình hoạt động tôn giáo của người đăng ký, nhưng không có quy định cho
tổ chức, cá nhân nào xác nhận và chịu trách nhiệm tính chính xác của văn bản tóm tắt quá trình hoạt động này (Nghị định số 22/2005/NĐ-CP có quy định kèm theo sơ yếu lý lịch). Vì vậy, việc trao đổi để nắm thông tin về nhân thân của các chức sắc trên với các ngành chức năng ngoài tỉnh để làm cơ sở giải quyết là rất khó, thời gian rất lâu, dẫn đến không đảm bảo về mặt thời gian giải quyết.
Cá biệt hơn, có một số tổ chức tôn giáo như Công giáo, Phật giáo tìm cách lách luật, gắn việc thuyên chuyển và bổ nhiệm chức sắc nhưng chỉ lập thủ tục thuyên chuyển để trình chính quyề, chẳng hạn việc chuyển Linh mục Chánh xứ Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang về làm Linh mục Chánh xứ Lập Điền, huyện Đức Hòa, tỉnh Long A. Nổi bật trong năm 2010, Tòa Giám mục Mỹ Tho đã thuyên chuyển gần như toàn bộ linh mục trong giáo phận. Trong đó, có một số linh mục là lực lượng nồng cốt, có tham gia vào Mặt trận, đoàn thể tỉnh. Trước thông tin đó, Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An đã cử Ban Tôn giáo và 2 đồng chí Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy đăng ký gặp riêng Giám mục Bùi Văn Đọc để trình bày những thuận lợi, khó khăn để Giáo hội chia sẽ, có cân nhắc trong thuyên chuyển chức sắc của tỉnh Long An. Do có mối quan hệ tốt đẹp được xây dựng từ trước giữa Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An và Tòa Giám mục Mỹ Tho nên việc thuyên chuyển linh mục ở tỉnh Long An không có biến động nhiều, giữ vững được an ninh, trật tự tại địa phương. Đây được xem là một thành công trong việc xây dựng và phát huy có hiệu quả lực lượng nòng cốt trong tôn giáo trên địa bàn tỉnh.