KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 106)

- Hai là, ban hành chính sách của tỉnh Long An trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo

3.3.KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở

NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG TÔN GIÁO Ở LONG AN

Bộ Nội vụ cần tham mưu Thủ tướng Chính phủ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng có chủ trương sắp xếp lại bộ máy quản lý nhà nước về công tác tôn giáo thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban Nhân dân cấp huyện cho phù hợp với thực tiễn và thống nhất tên gọi trên toàn quốc (ở cấp tỉnh có nơi gọi là Ban Tôn giáo tỉnh, Phòng Tôn giáo tỉnh); còn biên chế được giao căn cứ vào số lượng tín đồ, tính phức tạp của địa bàn; Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp; xây dựng chức danh công chức làm công tác tôn giáo thuộc Ủy ban Nhân dân cấp xã đối với những xã có đông tín đồ tôn giáo sinh sống.

Pháp luật là công cụ quan trọng của quản lý nhà nước. Tự do tín ngưỡng tôn giáo phải được xác lập và bảo đảm thực hiện bằng pháp luật. Sự điều

chỉnh bằng pháp luật mang lại giá trị xã hội, pháp lý cho sự tồn tại và phát triển của các quan hệ trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay tuy chúng ta đã có một số văn bản pháp luật để quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo nhưng còn thiếu những văn bản pháp lý có tính hiệu lực cao. Hệ thống các văn bản pháp luật về tôn giáo và quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo chủ yếu là những văn bản dưới luật và chưa thống nhất, đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền. Do vậy, mọi hoạt động xã hội và quản lý nhà nước đều chịu sự điều chỉnh của các qui phạm pháp luật. Mặt khác, trong tiến trình hội nhập quốc tế, Việt Nam muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước hoặc với các tổ chức quốc tế trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì tất yếu chúng ta phải từng bước hoàn thiện, xây dựng, ban hành các đạo luật vừa điều chỉnh các quan hệ trong nước vừa phù hợp với các qui phạm quốc tế, trong đó có luật về tôn giáo. Việc xây dựng, ban hành luật tôn giáo không những thể hiện sự hoàn thiện hệ thống pháp luật của nhà nước, thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước ta đối với vấn đề tôn giáo - một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp mà các thế lực thù địch luôn tìm cách lợi dụng xuyên tạc, đả kích đường lối, chính sách của Việt Nam nhằm chống phá, mà hơn nữa, đây còn là cơ sở pháp lý cơ bản, vững chắc để các cơ quan, ban ngành chức năng làm tốt công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, đồng thời cũng đảm bảo tính ổn định của đạo luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo thực hiện các hoạt động tôn giáo. Ban Tôn giáo Chính phủ: sớm tham mưu Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo; tăng cường việc ban hành các văn bản hướng dẫn về mặt chuyên môn cho các địa phương trong việc giải quyết các hoạt động tôn giáo, nhất là trong giải quyết các vấn đề phát sinh sau khi các tổ chức tôn giáo được cấp đăng ký hoạt động và công nhận về mặt tổ chức; có trao đổi với địa phương về mặt nhân sự, hoạt động tôn giáo trước khi giải quyết những nội dung thuộc thẩm quyền của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Tỉnh ủy tăng cường chỉ đạo kiện toàn và đổi mới phương pháp hoạt động của Ban Chỉ đạo công tác tôn giáo các cấp; chỉ đạo các cấp ủy Đảng

tiếp tục tổ chức quán triệt các chủ trương của Đảng và nhà nước về công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống Đảng, nhất là cán bộ chủ chốt của cấp ủy Đảng ở cơ sở; Ban Thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy; quan tâm đến việc bố trí cán bộ phụ trách công tác tôn giáo của huyện, thị xã, thành phố.

Ủy ban Nhân dân tỉnh: hàng quý, 6 tháng, cuối năm tổ chức họp giao ban về công tác với các ngành có liên quan của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố; phối hợp các tổ chức, ban ngành đoàn thể các cấp xây dựng, biểu dương nhưng gương sống “tốt đời, đẹp đạo”, xem xét đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Tôn giáo” cho các cá nhân có thành tích và công tác lâu năm trong ngành tôn giáo; hàng năm có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh; tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, rà soát, xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động tôn giáo.

Kết luận chương 3

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tôn giáo. Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không những là cần thiết mà còn cần phải tăng cường, nâng cao hiệu quả. Điều đó cũng đặt ra yêu cầu làm thế nào để quan hệ giữa các tổ chức tôn giáo và chính quyền các cấp phải phục vụ tốt nhất cho quá trình đổi mới ở nước ta, vừa đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, vừa ngăn chặn, đẩy lùi những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm ảnh hưởng đến lợi ích, danh dự của quốc gia, dân tộc.

Hiện nay, mặc dù hoạt động tôn giáo luôn được Tỉnh ủy, ủy Ban nhân dân tỉnh quan tâm thực hiện tốt bằng việc thông qua những chủ chương, chính sách đã được cụ thể hoá, các cấp các ngành luôn tạo điều kiện tốt nhất cho các hoạt động tôn giáo. Nhưng do tình hình tôn giáo trong nước nói chung, Long An nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp. Các thế lực thù địch đang tìm cách kích động các tôn giáo chống lại Nhà nước, đặt ra nhiều vấn để phức tạp trong các hoạt động của tôn giáo, có tính chất lợi dụng tự do tín ngưỡng tôn giáo để chống lại chính quyền nên công tác quản lý nhà nước về tôn giáo vẫn còn bộ lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Trên cơ sở trình bày những nội dung cơ bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo; tình hình tôn giáo ở Long An; công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của Cấp uỷ và chính quyền tỉnh Long An. Trong phạm vi một tỉnh và qua thực tiễn nêu lên một số vấn đề cụ thể, luận văn bước đầu đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tôn giáo trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ của công tác tôn giáo trong tình hình mới để công tác quản lý nhà nước về tôn giáo vừa có tính trước mắt, vừa có tầm chiến lược quan trọng này, ngày càng có hiệu quả và thiết thực.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 102 - 106)