- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất
1.3.2. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hiện nay
nay
Tư tưởng về xây dựng một nhà nước của dân, do dân và vì dân là điểm cơ bản nhất để phân biệt sự khác nhau giữa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các hình thức nhà nước khác. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu quan điểm: tất cả mọi quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một con Rồng, cháu Tiên, bất kỳ già trẻ, gái trai, giàu nghèo, nòi giống, tôn giáo… đều phải ghé vai gánh vác. Là công cụ quyền lực của nhân dân, là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Do đó, nhà nước có trách nhiệm quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, thông qua hệ thống thiết chế tổ chức, những quy định mang tính
nhà nước và pháp quyền .. nhà nước quản lý xã hội trên tất cả mọi lĩnh vực (trong đó có lĩnh vực tôn giáo) nhằm làm cho xã hội tồn tại trong trật tự và ổn định. Ở Việt Nam hiện nay, trong điều kiện Đảng cầm quyền, toàn bộ tổ chức và hoạt động của Đảng phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật.
“Quản lý nhà nước đối với tôn giáo” là một dạng quản lý nhà nước mang tính chất nhà nước, nó tổ chức và điều chỉnh quá trình hoạt động tôn giáo của các pháp nhân tôn giáo và các thể nhân tôn giáo bằng quyền lực nhà nước. Trong khái niệm này có hai điểm cần lưu ý: “pháp nhân tôn giáo” là những tổ chức giáo hội từ cơ sở trở lên đã được nhà nước cho phép hoạt động, có tư cách pháp nhân, được nhà nước bảo hộ; “thể nhân tôn giáo” là các tín đồ, chức sắc, nhà tu hành của các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận và cho phép hoạt động bình thường.
Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo được thực hiện bằng các cơ quan quản lý nhà nước các cấp đối với toàn bộ quá trình hoạt động tôn giáo nhằm huy động sức mạnh của cộng đồng có tín ngưỡng, tôn giáo để đạt mục tiêu của chủ thể cầm quyền ở cấp đó đặt ra.
+ Quản lý nhà nước được thực hiện trên nhiều cấp độ, nhiều bộ phận khác nhau (Chính phủ, Bộ, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo tỉnh, Ban Tôn giáo huyện, dọc và ngang).
+ Đại diện cho các cấp độ và các bộ phận cấu thành của quản lý nhà nước đối với tôn giáo là chủ thể cầm quyền cấp tương ứng (Chính phủ có Ban Tôn giáo Chính phủ; tỉnh, thành có Ban Tôn giáo tỉnh, thành).
Cơ sở pháp lý của việc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hiện nay
Nghị quyết số 24 (16/10/1990) của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Chỉ thị số 37 (02/07/1998) của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới.
Nghị quyết số 25 - NQ/TW(12/03/2003) của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Về công tác tôn giáo.
Những chính sách của Nhà nước:
Nghị định số 69 (1991) của Hội đồng Bộ trưởng Qui định về các hoạt động tôn giáo.
Nghị định số 26 (19/04/1999) của Chính phủ Về các hoạt động tôn giáo.
Thông tư số 25 (2004)TT-BNV ngày 19/4/2004 của Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban Nhân dân quản lý nhà nước về tôn giáo
Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo (18/6/2004) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 11, ngày 29/06/2004, Chủ tịch Nước đã kí lệnh công bố.
Nghị định số 22 (01/03/2005) của Chính phủ Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo.
Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ
Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 4/2/2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 4/2 /2008 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban Nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Thông tư số 04 (2008)TT-BNV ngày 4/6/2008 của Bộ Nội vụ Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ, Phòng Nội vụ thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
Chỉ thị số 1940 (2008)CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ Về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.
Quyết định số 134 (2009)-QĐ-TTg ngày 03/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ Qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.
Thông tư số 04 (2010)TT-BNV ngày 20/05/2010 của Bộ Nội vụ
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Tôn giáo thuộc Sở Nội vụ thuộc Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
Công điện Số: 162/CĐ-TTg ngày 09/02/ 2011 của Thủ Tướng Chính phủ Về công tác tổ chức và quản lý lễ hội
Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, thay thế Nghị định số 22.
* Quan điểm, chính sách đối với một số tôn giáo lớn trong thời kỳ đổi mới
Công giáo Công văn số 4647/V8 ngày 4/11/1980 của Văn phòng Chính phủ về việc thành lập các trường Đại chủng viện của Giáo hội Công giáo.
Thông báo số 24/TB-TGCP ngày 17/5/1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ về những quyết định của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc chiêu sinh, giảng viên dạy trong các trường Đại chủng viện, đào tạo chức sắc ở nước ngoài.
Công văn số 328 -CV/TGCP ngày 27/8/1993 của Ban Tôn giáo Chính phủ Về việc chiêu sinh của các Đại chủng viện.
Phật giáo
Quyết định số 85/BT ngày 29/12/1981 của Thủ tướng Chính phủ Về việc cho phép thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phê chuẩn hiến ch- ương và thành phần nhân sự của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hiến chư- ơng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã được nhà nước phê duyệt.
Tin lành
Thông báo 184 TB/TW ngày 31/11/1998 của Thường vụ Bộ Chính trị.
Thông báo số 225 TB/TW ngày 07/10/1999 của Bộ Chính trị (khoá VIII) Về chủ trương đối với đạo Tin lành trong tình hình mới.
Quyết định số 11/2000/QĐ-TTg ngày 24/01/2000 của Thủ tướng Chính phủ Về thực hiện Thông báo số 184 và Thông báo số 255 TB/TW.
Thông báo số 160 TB/TW ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về Kết luận hội nghị sơ kết Thông báo 184 TB/TW và Thông báo 255 TB/TW. Chỉ thị số 01/2005/CT – TTg (04/02/2005) của Thủ tướng chính phủ Về một số công tác đối với đạo Tin lành.
Kết luận chương I
Tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một thực thể xã hội, là nhu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân; tôn giáo đã có hàng ngàn năm xuyên suốt trong lịch sử phát triển của xã hội, là một bộ phận cấu thành của đời sống xã hội. Nhận thức về công tác tôn giáo là cả quá trình, có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong một thời gian dài tổng kết lý luận và thực tiễn; song cũng là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tôn giáo của hệ thống chính trị.
Chương 1 của luận văn đã làm rõ nội hàm và ngoại diên của các khái niệm tôn giáo, hoạt động tôn giáo, công tác tôn giáo, cũng như mục tiêu, nguyên tắc và nội dung công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo. Hệ thống hóa những quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta về tôn giáo.
Chính vì vậy, quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo không chỉ xuất phát từ ý chí của nhà nước mà còn xuất phát từ thực tế khách quan của sự tồn tại, phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo đối với đời sống xã hội. Tôn giáo ra đời từ những tiền đề kinh tế - xã hội, từ nguồn gốc tâm lý và nhận thức, trong đó nguồn gốc kinh tế, xã hội giữ vai trò quyết định. Khi những nguồn gốc làm phát sinh tôn giáo chưa được giải quyết, Tôn giáo vẫn còn tồn tại.