Hai là, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của chức sắc, tu sĩ, chức việc, tín đồ các tôn giáo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 97 - 99)

chức việc, tín đồ các tôn giáo

Lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp, thì công tác phổ biến pháp luật cho chức sắc, tu sĩ, chức việc, tín đồ các tôn giáo lại càng có ý nghĩa quan trọng. Những chủ trương đổi mới của Đảng, cùng với nhiều chính sách tăng trưởng kinh tế - xă hội, chính sách tín ngưỡng, tôn giáo có sự thông thoáng, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, là điều kiện để hoạt động tôn giáo diễn ra với nhiều hình thức phong phú và sôi động; đại đa số chức sắc, tu sĩ, chức việc, tín đồ các tôn giáo “Sống tốt đời đẹp đạo”, gắn bó với cộng đồng, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, lòng tin của các tôn giáo với Đảng và Nhà nước ngày càng tăng lên.

Bằng nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền miệng, trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, v.v. các cấp ủy Đảng, chính quyền đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và các văn bản có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cho các vị chức sắc, tu sĩ, chức việc và tín đồ các tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, nhiều chủ trương của Đảng và nhà nước đã đi vào cuộc sống. Một số quy định của

pháp luật đã trở thành thói quen ứng xử trong nhân dân, một số tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi.

Có thể nhận thấy rằng, nhận thức về pháp luật nói chung, pháp luật về tôn giáo nói riêng của tín đồ các tôn giáo cũng còn nhiều hạn chế. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật vẫn là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tín đồ các tôn giáo có những hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt, do sự thiếu hiểu biết về pháp luật nên một số tín đồ các tôn giáo bị kẻ xấu lợi dụng để xuyên tạc chủ trương, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Vẫn còn một số vị chức sắc, chức việc, tu sĩ vi phạm pháp luật như: truyền đạo trái pháp luật, xây dựng sửa chữa cơ sở thờ tự, khám chữa bệnh không xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền,v.v. đã gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, những hành vi vi phạm pháp luật đó không hoàn toàn là do thiếu hiểu biết pháp luật mà còn là do ý thức chấp hành pháp luật thấp, vì các vị chức sắc, tu sĩ, chức việc các tôn giáo là những người có trình độ học vấn khá cao, có khả năng tiếp thu tốt những chính sách pháp luật của nhà nước, thậm chí một số quy định của nhà nước được họ nghiên cứu kỹ và hiểu rõ hơn cán bộ ở cơ sở.

Cho nên, dù chính sách pháp luật của nhà nước và các quy định của địa phương có kịp thời, đúng đắn, nhưng đội ngũ chức sắc, tu sĩ, chức việc và tín đồ các tôn giáo thiếu ý thức chấp hành thì khó khăn trong triển khai thực hiện. Chỉ khi có ý thức chấp hành pháp luật thì họ mới nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật và các quy định, quyết định của chính quyền địa phương. Đồng thời, khi có ý thức chấp hành pháp luật, họ sẽ giảm thiểu những hành vi vi phạm pháp luật trong các hoạt động khiếu kiện như: tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ, v.v..

Vì vậy, song song với việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao hiểu biết pháp luật, thì công tác nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho chức sắc, tu sĩ, chức việc, tín đồ các tôn giáo là rất quan trọng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, cần có sự kết hợp tham gia của cả hệ thống chính trị. Bên cạnh nhiệm vụ tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan chức năng của tỉnh, của cấp huyện thì vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở là rất quan trọng. Thông qua các cuộc họp dân ở các khu phố, tổ dân cư, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở cần thường xuyên tuyên tuyền, vận động quần chúng nhân dân, nhất là quần chúng tín đồ các tôn giáo có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của nhà nước. Bên cạnh đó, thường xuyên gặp gỡ các chức sắc, tu sĩ tiến bộ, thông qua họ để tác động đến các chức sắc, tu sĩ, chức việc và quần chúng tín đồ khác trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w