KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 106 - 110)

- Hai là, ban hành chính sách của tỉnh Long An trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo

KẾT LUẬN CHUNG

Tôn giáo vừa là một hình thái ý thức xã hội, vừa là một thực thể xã hội, là nhu cầu tinh thần của bộ phận nhân dân; tôn giáo đã có hàng ngàn năm xuyên suốt trong lịch sử phát triển của xã hội, là một bộ phận cấu thành của đời sống xã hội. Nhận thức về công tác tôn giáo là cả quá trình, có ý nghĩa chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong một thời gian dài tổng kết lý luận và thực tiễn; song cũng là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả của công tác tôn giáo của hệ thống chính trị.

Trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, Đảng và Nhà nước ta đã và đang xây dựng, hoàn thiện một cách hệ thống những quan điểm cơ bản về tôn giáo; nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với tình hình thực tiễn tôn giáo trong nước và quốc tế; vận dụng vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở nước ta là vấn đề xuyên suốt trong quá trình nhận thức và hành động cách mạng của nhân dân ta. Gần 30 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác tôn giáo như: Nghị Quyết 25-NQ/TW đã chỉ rõ: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của bộ phận nhân dân, đã và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, các cấp, các ngành, các địa bàn. Làm tốt công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo. Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo có trách nhiệm trực tiếp, cần được cũng cố kiện toàn.

Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa rất quan trọng, đó chính lŕ tiền đề chỉ đạo trong việc đổi mới cő chế vŕ phýőng thức quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trong giai đoạn hiện nay

Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của đã chỉ rõ phương hướng chung của công tác tôn giáo trong thời gian tới:

“Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Đồng thời chủ động phòng ngừa, kiến quyết đấu tranh kiên quyết với hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để mê hoặc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc”.

Nhiệm vụ của công tác tôn giáo là thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách và các chương trình phát trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo; tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động bình thường đúng chính sách và pháp luật của nhà nước; đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo” trong quần chúng tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ sở. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước; phát huy tình thần yêu nước của đồng bào có đạo, tự giác và phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để phá hoại khối đoàn kết dân tộc, chống đối chế độ; hướng dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước. Đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước; đấu tranh làm thất bại luận điệu xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch bên ngoài đối với tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta.

Trong thời gian qua, bên cạnh những kết quả đã được tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố có thể gây mất ổn định. Một số người chưa tuân thủ pháp luật, còn tổ chức truyền đạo trái phép; còn lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hành nghề mê tín dị đoan. Việc khiếu kiện và tranh chấp liên quan đến đất đai và cơ sở vật chất của tôn giáo ở một số nơi tăng lên, có nơi gay gắt, phức tạp. Ở một số

nơi, nhất là vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để tiến hành những hoạt động chống đối, kích động tín đồ nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị.

Nguyên nhân của tình hình trên là do: công tác tôn giáo chậm đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, trong khi các thế lực thù địch ráo riết tranh thủ, giành giật, lôi kéo quần chúng tín đồ, chức sắc tôn giáo. Một số cấp ủy, chính quyền các cấp, một số cán bộ có trách nhiệm chưa nhận thức, quán triệt đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo. Có nơi chủ quan, nóng vội, giản đơn trong giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến tôn giáo; có nơi lại hữu khuynh, thụ động, buông lỏng quản lý. Các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo chậm được thể chế hóa. Tổ chức, bộ máy làm công tác tôn giáo của hệ thống chính trị, nhất là bộ máy làm quản lý nhà nước về tôn giáo chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, thiếu sự quan tâm đầu tư bảo đảm các điều kiện hoạt động; đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo và hệ thống chính trị cơ sở ở các vùng đông tín đồ tôn giáo, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số còn yếu, việc tập hợp quần chúng còn hạn chế.

Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh Long An hiện nay và sắp tới. Những giải pháp ấy mang tính toàn diện và lịch sử cụ thể, đi từ nhận thức về tôn giáo; xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật tôn giáo; đổi mới nhận thức về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, cho đến đổi mới tổ chức bộ máy làm công tác quản lý nhà nước đối với tôn giáo ở tỉnh Long An. Hy vọng những giải pháp và kiến nghị ấy được vận dụng trong công tác tôn giáo ở địa phương, qua đó là một đóng góp nhỏ của tác giả vào sự nghiệp phát triển quê hương.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 106 - 110)