Tình hình phân bố tôn giáo ở Long An * Sự phân bố tôn giáo ở vùng nông thôn và đô thị:

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 56)

- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất

2.1.4.2. Tình hình phân bố tôn giáo ở Long An * Sự phân bố tôn giáo ở vùng nông thôn và đô thị:

* Sự phân bố tôn giáo ở vùng nông thôn và đô thị:

Tỷ lệ người theo các tôn giáo so với tổng số tín đồ các tôn giáo tại cở sở có sự khác nhau giữa các khu vực: Nông thôn (có 147.740 tín đồ/208.934 tín đồ tôn giáo toàn tỉnh) chiếm tỷ lệ 70,71%; thành thị có 59.259 tín đồ chiếm tỷ lệ 29,29%.

Biểu đồ 1.1. Tỷ lệ các tôn giáo trong tỉnh

Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Long An

* Sự phân bố tôn giáo tôn giáo ở các huyện, thành phố trong tỉnh: Trong 15 huyện, thị và thành phố thuộc tỉnh, tỷ lệ tôn giáo trên dân số của đơn vị theo thứ tự từ cao đến thấp gồm: Thành phố Tân An chiếm 28,68%; huyện Tân Thạnh chiếm 23,13%; Thủ Thừa chiếm 18,39%; Châu thành chiếm 17,45%; Mộc Hoá chiếm 16,75%; Vĩnh Hưng chiếm 16,74%; Thạnh Hoá chiếm 16,61%; Cần Giuộc chiếm 15,89%; Bến Lức chiếm 14,45%; Cần Đước chiếm 9,72%; Tân Hưng chiếm 7,79%; Tân Trụ chiếm 6,7%; Đức Hoà chiếm 6,51%; Đức Huệ chiếm 2,95%, v.v..

Biểu đồ 1.2. Sự phân bố Tôn giáo các đơn vị trong tỉnh

Nguồn: Ban Tôn giáo tỉnh Long An

- Các huyện, thị xã, thành phố có nhiều tôn giáo và tín đồ với số người theo tôn giáo trên 17% so với dân số toàn đơn vị gồm: Thành phố Tân An chiếm 28,68%; huyện Tân Thạnh chiếm 23,13%; Thủ Thừa chiếm 18,39%; Châu thành chiếm 17,45%, các huyện thị trên đều nằm trên tuyến quốc lộ 1A (TP Tân An, huyện Thủ Thừa) hoặc nằm trên trục giao thông đường thuỷ của Sông Vàm Cỏ, đồng thời là địa bàn tiếp giáp với các huyện Châu Thành, Cai Lậy, Chợ Gạo của tỉnh Tiền Giang, vị trí tiếp giáp và giao thông thuận lợi trên tạo điền kiện để các tôn giáo có mặt sớm và hoạt động mạnh ở các đơn vị này.

- Các huyện có ít tôn giáo và tín đồ dưới 10% dân số của đơn vị gồm: Cần Đước chiếm 9,72%; Tân Hưng chiếm 7,79%; Tân Trụ chiếm 6,7%;

Đức Hoà chiếm 6,51%; Đức Huệ chiếm 2,95%. [Xem Phụ lục 1.8.]

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 53 - 56)