Thực trạng quản lý đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất

2.2.5. Thực trạng quản lý đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo

tổ chức, cá nhân tôn giáo

Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, cũng như chức sắc tín đồ đi học tập, nghiên cứu, hội thảo, thăm thân nhân ở nuớc ngoài cũng đã được các cấp, các ngành và các địa phương quan tâm, tạo điều kiện cho họ sinh hoạt tôn giáo thuận lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam. Xuất phát từ chính sách đối ngoại mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế, nhà nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc gia, với các tổ chức quốc tế có liên quan đến tôn giáo dựa trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can

thiệp vào công việc nội bộ của nhau, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật mỗi bên, với pháp luật và thông lệ quốc tế. Vì vậy, các tổ chức tôn giáo trong nước có điều kiện mở rộng quan hệ đối ngoại Tôn giáo, quan hệ và giao lưu với các tổ chức tôn giáo ở nước ngoài. Qua những hoạt động đó, một mặt các tôn giáo tăng cường được sự hiểu biết lẫn nhau, mặt khác làm rõ sự đúng đắn của chính sách tự do Tôn giáo của Việt Nam trước thế giới, góp phần tích cực vào việc thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và nhà nước ta.

Từ khi có Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo và Nghị định 92/2012/NĐ- CP của Chính phủ, các hoạt động quốc tế của các tôn giáo ngày càng được mở rộng. Ban Tôn giáo đã tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh trình Ban Tôn giáo Chính phủ xem xét cho phép các tổ chức tôn giáo tại tỉnh được mời khách nước ngoài đến thuyết giảng tôn giáo tại tỉnh. Đồng thời, phối hợp với các ngành liên quan giải quyết nhu cầu chính đáng của tổ chức, cá nhân tôn giáo trong tỉnh tham gia các khoá đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo tại các nước như: Ấn Độ, Italia, Mỹ, v.v.. Trong bốn năm (từ năm 2004 đến năm 2007), có 122 lượt chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo xuất cảnh (năm 2007 có 51 người tăng gấp 3 lần so với năm 2004). Có 111 lượt chức sắc xuất cảnh với mục đích du lịch, 8 chức sắc tham gia các khóa đào tạo và 3 chức sắc tham gia hoạt động tôn giáo ở nước ngoài.

Một số vấn đề đang đặt ra hiện nay trên địa bàn tỉnh là việc chức sắc, nhà tu hành các tôn giáo tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài ngày càng gia tăng, chủ yếu bằng con đường thăm thân, du lịch.

Vấn đề quan hệ quốc tế đều được các tôn giáo quan tâm, đang là vấn đề lớn và quan trọng trong chính sách của Đảng và nhà nước đối với tôn giáo. Thực hiện tốt công tác đối ngoại Tôn giáo để giúp bạn bè quốc tế hiểu

được thực chất tình hình tự do Tôn giáo ở nước ta hiện nay. Nhiều tổ chức tôn giáo nước ngoài đã đến thăm và làm việc với các tổ chức tôn giáo Việt Nam, ngược lại nước ta cũng có nhiều phái đoàn tôn giáo sang thăm và làm việc tại nước ngoài. Từ năm 1993 đến năm 2008 có gần 40.000 lượt giáo sĩ Việt Nam ra nước ngoài [5].

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w