- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất
2.2.6. Thực trạng quản lý đối với đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm
tôn giáo hàng năm
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 24 của Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ, hàng năm trước ngày 15/10, người phụ trách tổ chức tôn giáo cơ sở có trách nhiệm gửi bản đăng ký hoạt động tôn giáo sẽ diễn ra vào năm sau tại cơ sở đó đến Ủy ban Nhân dân cấp xã.
Trên thực tế, đối với Phật giáo, Cao đài, người phụ trách Tôn giáo cơ sở trước khi đăng ký với Ủy ban Nhân dân cấp xã thì có trao đổi và được tổ chức tôn giáo cấp trên phê duyệt sau đó mới đăng ký với chính quyền; còn đối với đạo Công giáo tổ chức tôn giáo cơ sở thường lấy lịch công giáo để đăng ký chương trình hoạt động vào năm sau. Mỗi tôn giáo đều có chương trình hoạt động khác nhau, lợi dụng việc đăng ký chương trình hoạt động hàng năm, nhiều tổ chức tôn giáo cơ sở đăng ký những nội dung không thuộc thẩm quyền chấp thuận của Ủy ban Nhân dân cấp xã. Từ thực tiễn đăng ký chương trình hoạt động tôn giáo hàng năm của các tổ chức tôn giáo cơ sở, Ban Tôn giáo - Sở Nội vụ tỉnh Long An làm việc với các tổ chức tôn giáo cấp tỉnh và tương đương để có sự thống nhất trong thông tin về chương trình hoạt động hàng năm của các tổ chức tôn giáo cấp huyện và cấp tỉnh để giúp cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo của từng cấp chủ động trong quản lý. Ngoài các cuộc lễ nằm trong chương trình đăng ký, có hàng trăm cuộc lễ đột xuất, nằm ngoài chương trình đăng ký và ngoài cơ sở thờ tự của
các tôn giáo được các cấp chính quyền xem xét, giải quyết kịp thời, phù hợp với luật đạo và đúng theo pháp luật của nhà nước. Năm 2013, chính quyền các cấp của tỉnh Long An giải quyết gần 150 cuộc lễ, trong đó cấp tỉnh giải quyết hơn 100, còn lại cấp huyện giải quyết. Trong đó, Phật giáo 70, Tin lành 20, Cao đài 20, còn lại là của các tôn giáo khác [17, tr.9].
Một số vấn đề đang đặt ra trong công tác quản lý đối với đăng ký chương trình hoạt động cụ thể như: cán bộ làm công tác tôn giáo ở cấp cơ sở ít am hiểu về tôn giáo, trong chấp thuận chương trình đăng ký ở một vài nơi chính quyền cấp xã chấp thuận luôn nội dung giải quyết thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh; các tổ chức tôn giáo thường làm vượt hơn phạm vi cho phép hay đặt cho các cơ quan nhà nước chuyện đã rồi; các lễ hội tôn giáo dù lớn hay nhỏ đều có sự tham gia của tín đồ ngoài huyện, ngoài tỉnh theo quy định của Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 của Chính phủ thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh (còn Nghị định số 22/2005/NĐ- CP quy định có sự tham gia tín đồ chủ yếu của huyện thì huyện giải quyết) nên dẫn đến quá tải ở cấp tỉnh.