Hai là, đổi mới cơ chế quản lý là cơ quan chuyên môn trực tiếp thực hiện chức năng tham mưu, giúp cơ quan quản lý nhà nước ở đĩa phương, chịu trách

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 97)

nhiệm trong phạm vi quyền hạn được giao, chịu sự quản lý chỉ đạo quản lý của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp trên.

-Ba là, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm tới công tác cán bộ và huấn luyện cán bộ cách mạng, Người đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, Nghị quyết 25 - NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) nêu: “Công tác tôn giáo là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị”. Vì vậy, công tác cán bộ đóng vai trò hàng đầu, tác động trực tiếp đến hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo và hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động tín đồ các tôn giáo trong địa bàn tỉnh. Chính vì thế, cần tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ làm công tác tôn giáo có đầy đủ kinh nghiệm xử lý tình huống, kiến thức và tư duy mới về công tác tôn giáo, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng trong một lĩnh vực công tác đặc thù là một điều hết sức cần thiết và đáng được quan tâm trong giai đoạn hiện nay.

Nhằm trang bị kỹ năng kiến thức chung về pháp luật, quản lý hành chính trên lĩnh vực tôn giáo cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo cấp huyện, xã, từ năm 2005 - 2010, Ban Tôn giáo tỉnh Long An đã tổ chức được 65 lớp tập huấn ngắn hạn về công tác tôn giáo cho hơn 1200 lượt cán bộ công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở giúp cán bộ làm công tác tôn giáo nhận thức, nắm bắt, tháo gỡ, xử lý, giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ Ngoài ra, hàng năm, Ban Tôn giáo tham mưu Ủy ban Nhân dân tỉnh cử cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện tham gia các lớp tập huấn về công tác tôn giáo do Ban Tôn giáo Chính phủ tổ chức, cử 4 cán bộ học lớp Đại học tôn giáo, 1 cán bộ học cao học tôn giáo do Học viện chính trị Hồ Chí Minh tổ chức. Từ đó, đã tạo ra một đội ngũ đông đảo cán bộ của cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã có kiến thức về công tác tôn giáo [12, tr.7].

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn một số hạn chế nhất định như: cán bộ xã thường thay đổi vị trí công tác nên khi được tập huấn về cơ sở lại bố trí sang nhiệm vụ khác, hoặc cán bộ làm công tác tôn giáo thì chưa được tập huấn chuyên môn. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cấp huyện chỉ giao từ 1 đến 2 biên chế, nên không kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động của các tôn giáo trên địa bàn. Một bộ phận cán bộ được đào tạo bài bản nhưng hạn chế năng lực trong thực thi công vụ. Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo của tỉnh còn thấp, chưa đáp ứng tốt yêu cầu của nhiệm vụ thực tiễn.

Vì vậy, yêu cầu cấp bách hiện nay là cấp ủy, chính quyền tỉnh Long An cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác tôn giáo có đủ sức, đủ tầm tham mưu giúp cấp ủy Đảng và chính quyền thực hiện tốt công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Để thực hiện tốt nội dung này, bên cạnh việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, trình độ chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hiện tại, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Long An cần có quy hoạch công tác cán bộ đối với đội ngũ làm công tác tôn giáo ở các cấp. Điểm đáng lưu ý là: công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương. Cho nên, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo không chỉ là số cán bộ chuyên trách của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, mà là tất cả cán bộ làm công tác tôn giáo, liên quan đến công tác tôn giáo của các cơ quan Đảng, nhà nước (bao gồm lực lượng vũ trang), Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể ở tất cả các cấp.

3.2.2. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và chứcsắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo về những chủ trương, chính sách của sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo về những chủ trương, chính sách của

Đảng và nhà nước ta về tôn giáo

Một là, Nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về công tác tôn giáo cho đội ngũ cán bộ, đảng viên

Nghị quyết số 25-NQ/TW “Về công tác tôn giáo” năm 2003 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX nêu rõ: “Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, v.v.. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Đây là sự phát triển về nhận thức đối với một Tôn giáo của đảng cầm quyền theo chủ nghĩa Mác Lê- nin.

Những quan điểm của Đảng ta về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ đổi mới gồm: Nghị quyết 24 - NQ/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới, Chỉ thị 37 - CT/TW ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới, Nghị quyết 25 - NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo và các quan điểm trong các văn kiện Đại hội Đảng gần đây.

Những chính sách của nhà nước ta về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ đổi mới gồm: Nghị định 69 - HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về các hoạt động tôn giáo, Nghị định số 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 1/3/2005 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo, Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công

tác đối với đạo Tin lành, Chỉ thị số 1940/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo, Công điện số 162/CĐ-TTg ngày 9/2/2011 về công tác tổ chức và quản lý lễ hội, Nghị định số 92/2012/NĐ-CP ngày 8/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo thay thế Nghị định số 22.

Từng cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Long An đã tổ chức triển khai, quán triệt cho từng cán bộ, đảng viên đặc biệt là cán bộ chủ chốt và cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo ở các cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và lực lượng vũ trang về những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về công tác tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên ở một số cấp ủy, chính quyền, nhất là cấp cơ sở vẫn chưa nhận thức sâu sắc, đầy đủ quan điểm, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác tôn giáo. Chính vì thế, khi tổ chức hay cá nhân tôn giáo đến liên hệ với chính quyền đề nghị giải quyết các nhu cầu hoạt động tôn giáo, một số nơi vẫn giữ thái độ cứng nhắc, gây khó khăn hay một số lại buông lỏng công tác quản lý. Do đó, dẫn đến chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Nhằm tránh thái độ tả khuynh, hữu khuynh của một bộ phận cán bộ, đảng viên về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Cấp ủy, chính quyền các cấp của tỉnh Long An cần tăng cường công tác quán triệt sâu rộng hơn nữa những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về công tác tôn giáo cho cán bộ, đảng viên. Qua đó, tạo sự thống nhất trong nhận thức và phương pháp ứng xử đúng đối với tổ chức, cá nhân tôn giáo trong cán bộ, đảng viên. Từ nhận thức mới này, từng bước khắc phục những nhận thức thiển cận về tôn giáo, xóa bỏ mặt cảm, phân biệt đối xử với tôn giáo, chấp nhận những điểm khác nhau, không trái với lợi ích chung của dân tộc.

Tuy nhiên, công tác tổ chức quán triệt không nên thực hiện một cách ồ ạt, qua loa, chiếu lệ mà phải có chương trình, kế hoạch và nội dung cụ thể theo từng đối tượng. Trong đó, cán bộ chủ chốt của các ngành của tỉnh, của cấp huyện cần tổ chức quán triệt trước, tiếp đến là đến đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo của các ngành, các cấp và cuối cùng là những cán bộ, đảng viên còn lại.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w