Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 35)

- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất

1.3.1.2. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo không ngoài mục đích bảo đảm cho hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật vì lợi ích chung, trong đó có lợi ích của đồng bào có đạo và lợi ích của các tổ chức tôn giáo. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo có một số nguyên tắc chính như sau:

Một là, nguyên tắc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, Tôn giáo cho mọi công dân.

Đảng và nhà nước ta coi tự do tín ngưỡng là một nguyện vọng tha thiết với đồng bào có đạo, bởi vậy đi đôi với việc cải thiện đời sống cho nhân dân, Đảng và nhà nước ta cũng tôn trọng tự do tín ngưỡng của đồng bào các tôn giáo.

Tuy nhiên:

Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hòa bình, độc lập thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác [36, tr.39-41].

Hai là, nguyên tắc về tính thống nhất giữa sinh hoạt tôn giáo và bảo tồn các giá trị văn hóa.

Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bao giờ cũng thể hiện qua sinh hoạt vật chất của con người. Niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo được vật chất hóa trong đời sống xã hội thể hiện qua kinh sách, luật lệ, lễ nghi. Các cơ sở thờ tự của tôn giáo thường là nơi thờ phụng của các tín đồ tôn giáo, đồng thời cũng là nơi gìn giữ văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Những công trình kiến trúc, những tác phẩm hội họa, điêu khắc, những bản nhạc, bài ca, trang phục đến bày biện, trang trí thực hiện các lễ nghi tôn giáo, v.v. đều thể hiện nét văn hóa đặc trưng của từng Tôn giáo cụ thể. Vì vậy, sự tồn tại của tôn giáo cũng có nghĩa là sự bảo lưu văn hóa. Việc giữ gìn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc không thể không quan tâm đến sinh hoạt tín ngưỡng dân gian và tôn giáo truyền thống mà nhân dân ta đã lưu giữ qua nhiều đời nay.

Tuy nhiên, bên cạnh những giá trị văn hóa đích thực, vẫn có những hiện tượng phản văn hóa có trong tôn giáo. Những hủ tục cũ trỗi dậy, mê tín dị đoan gia tăng, thương mại hóa trong tôn giáo phát triển, những hiện tượng ấy vẫn trà trộn vào sinh hoạt tôn giáo lành mạnh. nhà nước cần quản lý hoạt động tôn giáo để vừa giữ gìn được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa loại bỏ dần những hiện tượng phản văn hóa trong tôn giáo.

Ba là, nguyên tắc bảo đảm những hoạt động tôn giáo vì lợi ích chính đáng và hợp pháp của tín đồ.

Những hoạt động tôn giáo vì lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân được khuyến khích. Mọi hành vi vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, ảnh hưởng tiêu cực đến nền văn hóa lành mạnh của dân tộc đều bị lên án và xử lý vi phạm theo luật định.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w