Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Long An

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 84 - 88)

- Cơ sở vật chất tôn giáo bao gồm: Nơi thờ tự và các cơ sở vật chất

2.3.2.Những vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở Long An

với hoạt động tôn giáo ở Long An

Từ những tồn tại, hạn chế và những nguyên nhân đưa đến những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, có nhiều vấn đề đặt ra cần phải quan tâm: có những vấn đề gắn liền với việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo, định vị chính xác bộ máy này trong cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước nói chung, bộ máy hành pháp - hành chính nói riêng. Có những vấn đề gắn với việc xác định rõ vai trò trách nhiệm của các lực lượng trong hệ thống chính trị tham gia quản lý Tôn giáo. Có những vấn đề gắn liền với việc xây dựng cơ chế và phương thức quản lý Tôn giáo, v.v..

Ở đây, chúng tôi chỉ đề cập đến những vấn đề gắn với cơ chế và phương thức quản lý Tôn giáo. Thực ra những vấn đề về cơ chế và phương thức quản lý Tôn giáo gắn liền với những vấn đề về tổ chức bộ máy, về vai trò, trách nhiệm của các lực lượng trong hệ thống chính trị bởi tự thân những vấn đề này có mối quan hệ gắn bó với nhau, tương tác nhau.

Một là, việc phân cấp thẩm quyền trong quản lý những nội dung của hoạt động tôn giáo.

Thẩm quyền quản lý những nội dung của hoạt động tôn giáo được phân cấp cho năm đơn vị: Thủ tướng Chính phủ, Ban Tôn giáo Chính phủ (nay thuộc Bộ Nội vụ), Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã. Số nội dung công

việc phân cấp cho mỗi cơ quan khá chênh lệch nhau. Việc phân cấp như vậy không chỉ đưa đến những bất cập mà còn vừa không kịp thời, vừa không sát thực tế khi giải quyết các vụ việc liên quan đến tôn giáo.

Hai là, xác định rõ vai trò, trách nhiệm và sự phối hợp của mọi lực lượng tham gia vào công tác quản lý tôn giáo.

Trong quan điểm của Đảng ta, mọi lực lượng trong hệ thống chính trị đều tham gia quản lý Tôn giáo. Theo đó, việc xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi lực lượng, mối quan hệ và sự phối hợp của các lực lượng có ý nghĩa quan trọng, hết sức cần thiết nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất và chặt chẽ trong quá trình tham gia quản lý lĩnh vực này sẽ dẫn đến việc xác định các cơ chế quan hệ và cơ chế phối hợp của các lực lượng khi tham gia quản lý Tôn giáo. Việc xác định rõ các cơ chế này không những chỉ rõ vai trò, trách nhiệm, chức năng, quyền hạn của mọi lực lượng khi tham gia quản lý mà còn là cơ sở đưa đến sự liên thông, đồng bộ và nhất quán về quy trình, thủ tục, đầu mối đảm bảo kịp thời trong giải quyết vụ việc.

Ba là, công tác phối hợp liên ngành và nội bộ ngành trong quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực quản lý, thực hiện công tác quản lý đòi hỏi phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành liên quan nhằm đảm bảo việc thực hiện đồng bộ liên thông, thống nhất về quy trình thủ tục, tiến độ giải quyết các vấn đề tôn giáo.

Việc phối hợp nội bộ giữa các cấp trong ngành nội vụ, các bộ phận trong cơ quan nội vụ đảm bảo tính đồng bộ giữa các bộ phận xóa bỏ tư tưởng, thành kiến giữa cơ quan chủ quản và cơ quan bị sáp nhập.

Bốn là, xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo.

Xác định rõ mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan làm tham mưu, giúp Uỷ ban Nhân dân các cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo theo mô hình cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân các cấp hay mô hình cơ quan tham mưu trong cơ quan tham mưu như hiện nay là một vấn đề có ý nghĩa to lớn đối với công tác quán lý lĩnh vực này. Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo hợp lý giúp việc triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về tôn giáo và các chính sách pháp luật có liên quan được tiến hành động bộ, nhất quán; đảm bảo bộ máy vận hành thông suốt tạo sự nhịp nhàng, tính linh hoạt thích ứng trong quản lý, bố trí nhân sự hợp lý. Theo phương châm: “Sớm giải quyết về tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo, nhất là cấp tỉnh, huyện phù hợp với tình hình hiện nay, đủ sức làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền về lĩnh vực tôn giáo” [4].

Năm là, tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.

Đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo là những người trực tiếp thực hiện công tác quản lý lĩnh vực tôn giáo, kết quả công tác quản lý tuỳ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ tốt hay kém, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý. Theo chúng tôi, nâng chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo trong giai đoạn hiện nay phải tiêu chuẩn hoá đội ngũ này ở các tiêu chí về bản lĩnh chính trị, kiến thức quản lý nhà nước, kiến thức về tôn giáo và công tác tôn giáo, kinh nghiệm xử lý tình huống và vận động chức sắc, tín đồ tôn giáo, kỹ

năng giao tiếp ứng xử trong công tác tôn giáo. Đối với từng vị trí, đơn vị công tác ngoài những tiêu chuẩn chung cần có những tiêu chuẩn tương ứng.

Sáu là, xây dựng lực lượng cốt cán trong các tổ chức tôn giáo tạo sự đồng thuận mục đích giữa các chức sắc, đồng bào các tôn giáo.

Xây dựng lực lượng cốt cán trong các tổ chức tôn giáo, theo chúng tôi trước hết cần quan niệm đúng về vấn đề này, lực lượng cốt cán Tôn giáo ở đây được hiểu là các chức sắc, tín đồ giác ngộ mục tiêu, lý tưởng đồng thuận về mục đích con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và địa phương được sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Từ đó, tích cực vận động tín đồ tham gia vào việc thực hiện các chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, v.v. thực hiện việc sinh hoạt tôn giáo thuần tuý .

Kết luận chương II

Tôn giáo ở Long An đang có xu hướng ngày một gia tăng và có ảnh hưởng ở mức độ sâu sắc hơn trên lĩnh vực tâm lư, tinh thần, trong đời sống của quần chúng tín đồ. Tôn giáo lại là một lĩnh vực có liên quan đến nhiều mặt của đời sống xã hội, nhất là trong mối quan hệ giữa Tôn giáo với chính trị, kinh tế, văn hoá, đạo đức, v.v.. Các mối quan hệ này đã, đang và còn

diễn ra rất phức tạp.

Tổng hợp, phân tích và đánh giá một cách khá đầy đủ, khách quan tình hình kinh tế xã hội và khái quát thực trạng tình hình tôn giáo và thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh Long An, cho thấy việc quán triệt quan điểm đổi mới của Đảng, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tình đã đề ra chủ trương biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác tôn giáo, thông qua chủ chương, chính sách đã được cụ thể hoá ở các cấp các ngành, công tác tôn giáo đã từng bước đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của một bộ phận nhân dân có đạo, hướng dẫn và đảm bảo cho hoạt động tôn giáo phù hợp với luật pháp và lợi ích của dân tộc. Hoạt động tôn giáo đúng chính sách, pháp luật của nhà nước, hiến chương, điều lệ, đường hướng hành đạo của các tôn giáo; các tổ chức tôn giáo, tín đồ, chức sắc, chức việc tích cực tham gia các hoạt động từ thiện - xã hội, Qua đó, quần chúng tín đồ, chức sắc các tôn giáo tích cực tham gia xây dựng cuộc sống “tốt đời đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Bên cạnh mặt tích cực, hoạt động tôn giáo phát sinh những yếu tố tiêu cực trong bối cảnh hội nhập kinh tế và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Trong khi đó, thực hiện sắp xếp lại cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, huyện trong đó có cơ quan tham mưu, giúp quản lý nhà nước về tôn giáo đã nảy sinh những vấn đề về cơ chế và phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo cần được xem xét đề ra giải pháp hợp lý.

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo ở tỉnh Long An trong giai đoạn hiện nay (Trang 84 - 88)