7. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
* Đặc điểm về dân số và nguồn nhân lực:
Số liệu thống kê dân số huyện Tam Đảo năm 2012 là 73.505 người; mật độ bình quân 310,9 người/km2, trong đó dân tộc thiểu số chiếm trên 45%. So với các huyện, thành phố khác trong tỉnh Vĩnh Phúc, Tam Đảo là một trong các huyện có mật độ dân số thấp. Mật độ dân số không đều giữa các xã trong huyện, tập trung cao ở các xã vùng thấp và thưa thớt tại vùng thị trấn Tam Đảo, các thôn, xóm vùng ven núi của các xã vùng Đồng bằng. Trình độ dân trí thấp, số lao động có trình độ kỹ thuật cao rất hạn chế, lao động giản đơn là chủ yếu, chưa được qua đào tạo, chủ yếu là lao động thủ công theo kinh nghiệm, phân công lao động chưa rõ rệt và chưa có kế hoạch khai thác sử dụng hợp lý, do vậy huyện cần phải quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp, bố trí sản xuất phù hợp điều kiện địa phương, đặc thù, bản sắc dân tộc.
* Về kết cấu hạ tầng:
Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của Tam Đảo chủ yếu là giao thông đường bộ. Ngoài ra có vận tải thủy trên các hồ và sông Phó Đáy, nhưng rất hạn chế.
Hệ thống giao thông của huyện hiện nay về cơ bản thuận lợi, đảm bảo 100% các thôn làng, bản đều có đường ô tô đến nơi. Đường Quốc lộ 2B từ thành phố Vĩnh Yên lên thị trấn Tam Đảo có chiều dài 24 km, trong đó thuộc địa phận huyện Tam Đảo 16,4 km đã được đầu tư nâng cấp, đi lại thuận tiện.
Bên cạnh đó Tỉnh đang đầu tư xây dựng, chuẩn bị khánh thành Quốc lộ 2B mới, mặt cắt 42m, từ Vĩnh Yên đến km 13 Tam Đảo, đường một chiều,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hệ thống đèn chiếu sáng, cây xanh đồng bộ và là “trục thần đạo” của Vĩnh
Phúc, dẫn liền Tam Đảo với Ba Vì, qua Sông Hồng.
Đường tỉnh 302 chiều dài 40km chạy dọc từ xã Minh Quang lên Yên Dương (dọc và cách chân dãy núi Tam Đảo khoảng 5 km) và nối liền Quốc lộ 2C đi Tân Trào (Sơn Dương, Tuyên Quang), tuyến đường này đã được đầu tư nâng cấp vào năm 2004 hoàn thành năm 2005.
Vì vậy, chất lượng tuyến đường đã được nâng lên. Du khách đi trên con đường này sẽ được ngắm, nhìn dãy núi Tam Đảo ở gần hơn và đặc biệt là cảm nhận được cảnh sắc của các làng quê Việt Nam. Đây cũng chính là tuyến đường giao thông quan trọng trong việc giao lưu, vận chuyển hàng hoá giữa các xã trong huyện; giữa huyện với các vùng lân cận, đặc biệt là giao lưu với Tân Trào, Sơn Dương (Tuyên Quang) và Định Hoá (Thái Nguyên).
Tuyến đường Tỉnh lộ 309 nối từ xã Tam Quan với Quốc lộ 2C có chiều dài 3,2 km, cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu, buôn bán và đi lại của du khách đặc biệt là giữa hai huyện Tam Đảo và Tam Dương.
Ngoài ra, huyện Tam Đảo còn có 96,25 km đường liên xã, hầu hết các tuyến đường này đã và đang được đầu tư nâng cấp đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu, buôn bán của nhân dân. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng các sản phẩm và các tour, tuyến du lịch trong vùng.
Tỉnh Vĩnh Phúc đang xúc tiến công tác chuẩn bị và đầu tư thêm một số tuyến nối liền Tam Đảo với các vùng trong và ngoài Tỉnh như: tuyến đường Việt Nam - Parssno dọc chân núi Tam Đảo, từ sân bay Quốc tế Nội Bài, qua khu du lịch Đại Lải - Tam Đảo - Tân Trào; đường hầm xuyên núi nối liền Tam Đảo và Thái Nguyên. Khi các tuyến hoàn thành, hứa hẹn sẽ đáp ứng và thúc đẩy mạnh mẽ Kinh tế - Xã hội phát triển, đặc biệt là du lịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hệ thống điện
- Nguồn điện lưới quốc gia: Các xã, thị trấn đều có lưới điện 350 KV hoặc 10 KV, toàn bộ các xã trong vùng đệm - vườn Quốc gia Tam Đảo đều có điện sử dụng thông qua mạng lưới phân phối điện là các trạm hạ thế và mạng lưới đường dây hạ thế, đến nay 100% số hộ được sử dụng điện.
Tuy nhiên, do mạng lưới phân phối điện không đều, chất lượng và giá thành khác nhau do đầu tư đã lâu. Những năm gần đây, trên địa bàn huyện Tam Đảo đã tiếp nhận và triển khai dự án điện nông thôn Je - II, hết năm 2009 hoàn thành, chất lượng điện Tam Đảo khá ổn định và đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Các nguồn điện khác: Tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có nhu cầu sử dụng điện liên tục đã trang bị các trạm phát hoặc máy phát điện (dự phòng) như: khu vực truyền hình Tam Đảo có trạm phát điện diezen công suất 250 KVA, các bưu điện, nhà hàng, khách sạn… có máy phát điện dự phòng từ 10 - 15 KVA. Một số thôn, bản sát chân núi còn có nguồn thuỷ điện nhỏ do các hộ gia đình tự đầu tư cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt.
Hệ thống cấp thoát nước
- Thực trạng hệ thống thủy lợi: Nước cho nông nghiệp được lấy từ 2 nguồn: nước mưa và nước từ hệ thống sông, suối trên địa bàn Huyện. Nguồn nước mặt của Tam Đảo khá phong phú với sông Phó Đáy và các sông nhỏ như: Vực Chuông, Đình cả. Đặc biệt là hệ thống hồ chứa nước lớn như: Xạ Hương dung tích 12,78 triệu m3
, Làng Hà 2,3 triệu m3, Hồ Vĩnh Thành 2,7 triệu m3, Bản Long 2,5 triệu m3
và hàng loạt các hồ chứa nước nhỏ (25 hồ). Hệ thống hồ, đập (38 cái) không chỉ cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn phục vụ cho sân gôn, nhà máy Z95, nuôi trồng thủy sản và tạo nguồn nước ngầm cho các giếng của dân cư trong Huyện.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trên địa bàn huyện Tam Đảo có Trung tâm khai thác các công trình thủy lợi, với năng lực tưới 5.523 ha. Hiện tại, hệ thống công trình của Công ty đã phục vụ tưới cho 3.271 ha đất nông nghiệp của Huyên, số còn lại phục vụ cho các huyện khác thuộc vùng quản lý của Công ty.
Hiện trên địa bàn Huyện còn 136 ha không có khả năng tưới do địa hình phức tạp, không thể xây dựng được các công trình thủy nông. Hệ thống kênh cấp 2 đã được cứng hóa, nhưng 380 km kênh đất thuộc kênh nội đồng đã xuống cấp cần nâng cấp, cải tạo. Các hồ chứa nước tuy hiện đang cung cấp đủ nước, nhưng một vài đập bị dò rỉ (đập hồ Làng Hà) hoặc đang tạm ngừng cấp nước để cải tạo, mở rộng dung tích.
- Thực trạng cấp nước sinh hoạt: tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh của huyện Tam Đảo chiếm 93%. Nguồn nước phục vụ sinh hoạt trong huyện có ba nguồn: nước mưa, nước mặt và nước ngầm.
Tại khu nghỉ mát Tam Đảo, nguồn nước hiện đang được khai thác từ ba nguồn chính: khe Mãng Chì, Hồ Xanh và nguồn nước mưa bổ trợ. Hiện nay, ở khu vực này đã được đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước, đảm bảo cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sử dụng của toàn bộ khu nghỉ mát. Theo đánh giá của các nhà khoa học thì nguồn nước mặt của Tam Đảo có trữ lượng cao, đáp ứng đủ nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và là nguồn cung cấp nước chủ yếu hiện tại cũng như lâu dài.
- Thực trạng thoát nước: Về thoát nước, trên địa bàn Huyện chỉ có khu vực thị trấn Tam Đảo và khu vực sân gôn đã xây dựng hệ thống thoát nước thải. Tuy nhiên, hệ thống thoát nước vẫn rất đơn giản, chủ yếu là công trình nổi, lộ thiên và chưa qua xử lý. Còn ở các khu vực khác, nước thải sinh hoạt ở mỗi hộ dân, nước mưa chủ yếu được thoát xuống các ruộng trũng, ao hồ, mương rãnh hiện có sau đó chảy ra hệ thống các mương tiêu chính rồi cuối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cùng đổ ra sông. Tình trạng trên gây ô nhiễm cho môi trường chung và cần phải được xem xét xử lý trong thời gian tới.
Hệ thống dịch vụ nông nghiệp
Những năm qua huyện đã thiết lập được một mạng lưới dịch vụ kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp như Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông, Trạm bảo vệ thực vật, cửa hàng vật tư nông nghiệp. Hiện nay mạng lưới th ú y viên và khuyến nông viên thôn bản đạt 80% ở 104 thôn, đây là điều kiện hỗ trợ quan trọng cho sản xuất nông nghiệp và lâm nghiệp của huyện, từng bước hướng dẫn chuyển giao một số tiến bộ khoa học kỹ thuật cho sản xuất, cung ứng vật tư phân bón phục vụ thâm canh và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi. Tuy nhiên hệ thống dịch vụ nông nghiệp của huyện chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa mà mới chủ yếu tham gia vào cung ứng vật tư. Để đáp ứng nhu cầu về vốn ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội huyện cũng góp phần rất quan trọng trong công tác dịch vụ cho nông dân vay vốn, hỗ trợ vốn không lãi để phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện trong những năm qua.