Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng

chuyên môn hóa nhằm tận dụng các lợi thế của địa phương

Nội dung của giải pháp này là thực hiện sắp xếp và bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa nhằm tận dụng các lợi thế của địa phương.

Quy hoạch vùng chuyên canh, dựa trên lợi thế so sánh của Huyện Tam Đảo là việc làm cần thiết để phát triển nông nghiệp hiện đại theo chiều sâu và bền vững. Trong thời gian tới, huyện cần tập trung hoàn thiện quy hoạch theo các nhóm ngành cụ thể sau:

* Quy hoạch ngành trồng trọt:

Giảm diện tích trồng lúa tẻ thường, tăng diện tích trồng lúa chất lượng cao như: lúa thơm, lúa nếp Quýt, nếp hoa vàng... Hiện diện tích đất lúa là 2.753,52 ha. Đất lúa sẽ bị thu hẹp ở các xã: Hợp Châu, Đại Đình, Hồ Sơn, Đạo Trù do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp. Dự tính diện tích trồng lúa sẽ còn 2.667,33 ha vào năm 2015. Quy hoạch vùng trồng lúa đặc sản, lúa chất lượng cao ở các xã Đạo Trù, Yên Dương, Bồ Lý. Tăng diện tích trồng ngô ở những chân ruộng thấp vùng bãi, vùng đất chân ruộng cao vào vụ đông. Phấn đấu đến năm 2015 đạt 24.800 tấn, trong đó lúa 21.500 tấn và năm 2020 còn 24.500 tấn, trong đó lúa đạt 20.500 tấn. Khả năng tăng năng suất lúa vẫn còn nhưng ở mức thấp vì khi chuyển sang chất lượng cao mức năng suất sẽ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

giảm. Vì vậy, mức tăng trưởng của trồng lúa chủ yếu nhờ trồng lúa có chất lượng cao làm tăng giá trị của sản xuất lúa.

+ Đối với cây thực phẩm và cây hàng năm khác: Quy hoạch vùng trồng cây thực phẩm (lạc, đậu tương...), cây hoa và cây rau ở các xã và thị trấn Tam Đảo, trong đó vùng trồng su su ở các xã Tam Quan, Hồ Sơn và thị trấn Tam Đảo, diện tích lên đến 500 ha. Mở rộng diện tích bí xanh, dưa hấu tại các xã Đạo trù, Minh Quang. Nghiên cứu và phát triển hoa, cây cảnh ở Tam Quan, Hợp Châu, Đại Đình…

+ Trồng cây công nghiệp dài ngày: Chè là cây công nghiệp dài ngày có diện tích nhỏ (11 ha), ngoài ra còn có cây sơn với diện tích 0,5 ha. Các cây trồng trên cần giữ và mở rộng lên 20-30 ha đối với chè.

+ Trồng cây ăn quả: Cây ăn quả, chủ yếu là nhãn, vải là cây trồng có khả năng mở rộng ở Tam Đảo trong những năm thực hiện quy hoạch. Hiện tại, cây ăn quả được trồng ở vườn nhà, trên đồi, nhưng diện tích vườn tạp vẫn còn. Đặc biệt, nhãn vải đã được trồng khá nhiều ở xã Tam Quan. Dự tính diện tích cây ăn quả sẽ được mở rộng ở vùng ven các hồ tạo vùng du lịch sinh thái theo mô hình nhà vườn. Trồng mới các loại cây ăn quả ôn đới (đào Pháp, lê Tai Nung...) trên phần diện tích thị trấn Tam Đảo; mở rộng diện tích chuối Ngự. Nghiên cứu bố trí cây ăn quả ôn đới trong khuôn viên quy hoạch khu nghỉ Tam Đảo 2. Nâng diện tích cây ăn quả các loại từ 1.090 ha năm 2009 tăng lên 1.500 ha và giữ vững vào năm 2020.

+ Phát triển cây dược liệu: Vùng rừng quốc gia Tam Đảo có sự đa dạng sinh học cao, trong đó có nhiều loại dược liệu phát triển tự nhiên, rất quý. Cần có kế hoạch bảo tồn và khai thác chủ động để một mặt tuân thủ quy chế rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. mặt khác tạo nguồn thu cho dân cư vùng đệm khuyến khích người dân bảo vệ rừng. Ngoài ra, quy hoạch vùng trồng cây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dược liệu, hình thành vùng nguyên liệu cho các bài thuốc cổ truyền phục vụ nhân dân và khách du lịch như Giảo cổ lam,...

* Quy hoạch ngành chăn nuôi:

+ Quy hoạch chăn nuôi đại gia súc: Tam Đảo là một trong các huyện có thế mạnh phát triển chăn nuôi trâu, bò. Khả năng tăng quy mô đàn trâu, bò vẫn còn do thị trường, nguồn thức ăn và sức hấp dẫn do giá trị kinh tế cao. Vì vậy đến 2015, quy mô đàn trâu bò của Huyện đạt 28.312 con, năm 2020 đạt 36.136 con, tăng bình quân 5%/năm giai đoạn 2012-2015.

+ Quy hoạch chăn nuôi lợn: Lợn là một trong các vật nuôi chủ lực trong các loại vật nuôi của huyệnTam Đảo. Xu hướng tới cần tăng quy mô đàn lợn, vì tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn vẫn còn. Phát triển đàn lợn cần chú trọng cả về số đầu con, trọng lượng xuất chuồng và tỷ lệ nạc cao. Đàn lợn của Huyện 56.763 con năm 2012. Dự kiến đạt 83.750 con vào năm 2015. Quy mô đàn lợn tăng khoảng 5,50%/năm giai đoạn 2012-2015, nhưng chất lượng đàn lợn tăng (trọng lượng xuất chuồng và tỷ lệ nạc cao hơn) nên tăng trưởng của chăn nuôi lợn vẫn ở mức cao, góp phần đạt 6,12% giai đoạn 2011- 2015 của ngành chăn nuôi.

+ Quy hoạch chăn nuôi gia cầm: Đây cũng là vật nuôi có tỷ trọng lớn trong giá trị sản xuất ngành chăn nuôi của huyện Tam Đảo và là ngành có khả năng tăng nhanh trong kỳ quy hoạch, nhất là những năm 2012-2015. Việc phát triển chăn nuôi gia cầm cũng chú trọng cả về quy mô đàn và chất lượng đàn. Tam Đảo là một trong các huyện ít chịu ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, vì vậy phát triển gia cầm có nhiều thuận lợi năm 2010 đạt 1.839.388 con. Quy mô đàn gia cầm đạt 2.398,6 ngàn con vào năm 2015 là hiện thực. Tuy nhiên, phát triển gia cầm cũng như các vật nuôi khác cần đặt trong mối quan hệ với phát triển dịch vụ du lịch để có hình thức chăn nuôi phù hợp. Cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quy hoạch phát triển các loại sản phẩm chăn nuôi đặc sản: Trên địa bàn lửng, lợn rừng... Để phục vụ cho khách du lịch, cần tổng kết và nhân rộng các mô hình chăn nuôi đặc sản này.

* Quy hoạch các lĩnh vực sản xuất lâm nghiệp:

+ Quy hoạch xây dựng rừng sản xuất và khai thác vùng nguyên liệu lâm sản. Đẩy mạnh phát triển rừng lâm nghiệp thông qua đẩy mạnh chương trình trồng rừng sản xuất đưa diện tích rừng trồng sản xuất tăng lên ở phần diện tích đất rừng sản xuất (1.693,09 ha). Các loại cây lâm nghiệp thuộc rừng sản xuất chủ yếu là Mỡ, Trám, De, Thông, Keo Tai Tượng, Quế, Keo Lai.

+ Quy hoạch phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng: Hiện tại đất có rừng phòng hộ là 537,66 ha. Đất rừng đặc dụng là 12.328,41 ha. Đất rừng phòng hộ và đặc dụng của Tam Đảo vừa làm chức năng phòng hộ, vừa làm chức năng bảo tồn đa dạng sinh học. Vì vậy, trong những năm quy hoạch cần nâng cao chất lượng và bảo tồn trước nguy cơ khai thác của dân và xâm lấn trước một số công trình hạ tầng, du lịch trong kế hoạch mở rộng Tam Đảo 2 và khai thác khoáng sản.

Cần nghiên cứu giữa việc mở rộng khu du lịch với việc bảo tồn vùng lõi của Vườn quốc gia Tam Đảo, theo hướng nếu có mở khu du lịch Tam Đảo 2, hạn chế phá vỡ cảnh quan sinh thái.

* Quy hoạch ngành thủy sản:

Phấn đấu mức tăng trưởng giá trị sản xuất thủy sản giai đoạn 2012 - 2015 tăng lên 46,55% . Đưa sản lượng nuôi trồng 126 tấn năm 2012 lên 579 tấn vào năm 2015.

* Quy hoạch phát triển các ngành dịch vụ nông, lâm, thủy sản

Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ trong nông, lâm nghiệp và thủy sản như dịch vụ khoa học - kỹ thuật, dịch vụ vật tư, thuốc thú y, dịch vụ tưới nước, bảo vệ thực vật, dịch vụ làm đất... để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sản xuất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về dịch vụ vật tư: Các hoạt động dịch vụ vật tư cho sản xuất do mạng lưới thương mại tư nhân đảm nhiệm phần chính. Chính quyền Nhà nước các cấp (huyện, xã) thường xuyên tổ chức kiểm tra, theo dõi để đảm bảo các hoạt động cung ứng vật tư cho sản xuất do mạng lưới thương mại tư nhân đảm nhiệm đạt chất lượng tốt.

Về dịch vụ khoa học - kỹ thuật chủ yếu do các HTX kết hợp với các cơ quan chuyển giao như các trạm, trại, trung tâm khuyến nông thực hiện.

Khâu dịch vụ làm đất chuyển mạnh sang làm đất bằng cơ giới thông qua hoạt động của HTX hoặc các cá nhân, Dịch vụ cung ứng điện và dịch vụ tưới nước giao cho các HTX hoặc các tổ hợp tác đảm nhiệm.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)