Đánh giá tác động của các đặc điểm về tự nhiên, Kinh tế-Xã hội tác

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.3.Đánh giá tác động của các đặc điểm về tự nhiên, Kinh tế-Xã hội tác

động đến phát triển kinh tế xã hội Tam Đảo

* Những thuận lợi về các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội đối với phát triển của Tam Đảo

- Với vị trí địa lý nằm trên vùng có điều kiện khí hậu thời tiết đặc thù, có diện tích rừng lớn, cảnh quan thiên nhiên đẹp, gần các trung tâm chính trị (thủ đô Hà Nội, thành phố Vĩnh Yên), thị trường có sức mua lớn và tiêu dùng với nhu cầu cao nên Tam Đảo có tiềm năng lợi thế cạnh tranh trong việc phát triển du lịch so với Sa Pa, Bắc Hà Lào Cai và Mẫu Sơn Lạng Sơn là các địa phương có các điều kiện khí hậu, thời tiết và cơ sở dịch vụ du lịch tương đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tam Đảo là vùng đất Phật phát tích, với di tích Tây Thiên thờ Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, Trúc Lâm Thiền Viện mới được xây dựng... Đây là cơ sở để Tam Đảo được Vĩnh Phúc xác định là Trung tâm lễ hội của Tỉnh.

- Tam Đảo có hệ thống hồ với lưu vực rộng, rừng với độ che phủ cao, diện tích lớn sẽ xây dựng và quy hoạch thành khu du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm kết hợp với du lịch cộng đồng tại các làng nghề ở các xã trong Huyện tạo điều kiện cho du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng của Huyện.

- Tam Đảo là huyện mới tái lập, nên có điều kiện xây dựng và phát triển kinh tế xã hội bài bản ngay từ ban đầu. Quy hoạch tổng thể, các ngành, lĩnh vực và triển khai các quy hoạch có nhiều thuận lợi.

- Nguồn nhân lực khá dồi dào, với tính đa sắc tộc cho phép huyện Tam Đảo có thể phát triển các hoạt động kinh tế, khai thác theo hướng du lịch và phát triển các nghề thủ công truyền thống tăng thu nhập cho nhân dân.

- Thế mạnh của Tam Đảo về nông, lâm nghiệp và thủy sản là những sản phẩm có tính ôn đới có thể cung cấp vào mùa hè như rau su su, cá hồi (mới du nhập), dược liệu,... Đây sẽ là cơ hội tạo nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng khai thác tiềm năng, lợi thế, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn người dân lao động ở địa phương. góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Tam Đảo được sự quan tâm của tỉnh Vĩnh Phúc, được sự tập trung đầu tư phát triển các ngành dịch vụ, nhất là du lịch. Đây là điều kiện quan trọng để Tam Đảo tập trung khai thác lợi thế, gắn hoạt động kinh tế xã hội của Huyện trong sự phát triển chung của tỉnh Vĩnh Phúc.

* Những khó khăn về các điều kiện đối với phát triển kinh tế xã hội

- Tam Đảo được hình thành từ một số xã, thị trấn của 3 huyện (Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên) và thị xã Vĩnh Yên. Vì vậy, nếp sinh hoạt,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tư duy không đồng nhất, tâm lý vùng, miền đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội.

- Địa hình phức tạp, chia cắt của bộ phận lãnh thổ thuộc miền núi của Huyện ảnh hưởng đến xây dựng các hệ thống hạ tầng và phát triển kinh tế.

- Quỹ đất mới chú trọng bố trí sản xuất nông nghiệp, thiếu các quy hoạch chi tiết cho phát triển các ngành phi nông nghiệp. Khả năng đất đai mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhất là cho cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế còn lớn.

- Đội ngũ cán bộ có chất lượng không đều, không ổn định. Chất lượng lao động biểu hiện ở trình độ văn hoá và tay nghề của người lao động thấp, ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động chưa cao ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển Tam Đảo sang giai đoạn khai thác du lịch ở quy mô lớn hơn, với yêu cầu chất lượng lao động cao hơn.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội của huyện Tam Đảo so với mặt bằng chung của tỉnh Vĩnh Phúc ở tình trạng thấp. Về cơ bản, Tam Đảo vẫn là huyện nghèo của Tỉnh. Các cơ sở kinh tế, nhất là các cơ sở của ngành du lịch đang trong quá trình cải tạo, xây dựng đòi hỏi lượng vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn nội lực rất hạn chế, nếu không có sự ưu tiên về cơ chế huy động vốn sẽ khó có thể thực hiện được.

- Trên địa bàn huyện có một số cơ sở của quốc phòng như nhà máy Z95, trường bắn của bộ đội tăng thiết giáp, cơ sở huấn luyện của tỉnh, 2 mỏ đá... Những sơ sở đó vừa là yếu tố cho sự phát triển, đồng thời cũng vừa là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đến phát triển du lịch của địa phương.

3.2. Tăng trƣởng kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của huyện Tam Đảo

3.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhưng sau 6 năm được tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Liên tục trong 6 năm từ 2007 - 2012 kinh tế Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 15,73%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng từ 4,98 triệu đồng năm 2007 lên 27,369 triệu đồng năm 2012 tính theo giá thực tế.

Bảng 3.1: Giá trị sản xuất và tăng trƣởng GTSX trên địa bàn Huyện

Giá cố định 1994

Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (tỷ đồng) BQ 2007-

2012 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng GTSX 345,69 428,11 481,19 569,25 635,746 714,702 15,73 Nông, LN, TS 146,44 178,26 203,87 230,12 240,462 242,507 10,86 CN và XD 72,93 83,69 90,95 115,50 120,386 148,815 15,65 Dịch vụ 126,32 166,40 186,36 223,63 274,898 323,380 20,85

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

0 100 200 300 400 500 600 700 800 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Hình 3.1. Biến động GTSX trên địa bàn huyện Tam Đảo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Tam Đảo

Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của ngành nông lâm, nghiệp, thủy sản và các ngành dịch vụ. Đối với nông, lâm, thủy sản: Đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao về giá trị sản xuất nếu so với các huyện khác trong tỉnh, với mức bình quân chung 10,86%/năm thời kỳ 2007-2012. Sự tăng trưởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đẩy mạnh các cây có giá trị kinh tế cao và với sự tăng nhanh của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, mức tăng của nông nghiệp thấp so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn huyện lại là nhân tố làm giảm sự tăng trưởng chung và buộc các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phải có mức tăng trưởng rất cao.

Trên thực tế, Dịch vụ là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng bình quân 20,85%/năm cho thời kỳ 2007-2012 và có tỷ trọng lớn, nên sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới tăng trưởng chung của các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện. Công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có mức tăng cao thứ 2 với mức tăng bình quân 15,65%/năm thời kỳ 2007-2012.

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trên thực tế, cơ cấu kinh tế của huyện đã dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2007, các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 24,84% trong cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 2012, tỷ trọng các ngành này đã giảm còn 20,5% điều này do sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong năm. Nếu xem xét giai đoạn 2008-2012 thì: Cơ cấu GTSX của ngành Nông, lâm, thủy sản đã giảm nhẹ từ 52,4% năm 2008 xuống còn 51,33% năm 2012; cơ cấu GTSX ngành CN&XD tăng từ 19,11% năm 2008 lên 20,5% năm 2012; và cơ cấu GTSX ngành TM-DV vụ hầu như không không có chuyển biến gì đáng kể, vẫn dao động ở mức hơn 28% trong vòng 5 năm qua. Điều này cho thấy, về cơ bản ngành Nông, lâm, thủy sản vẫn là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trên địa bàn huyện.

Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Huyện Tam Đảo

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nông, lâm, thủy sản 269,060 463,449 530,798 644,92 1.091,429 1.033,577 CN, TTCN, xây dựng 143,202 169,034 193,307 259,03 386,108 412,847 Dịch vụ, TM, DL 164,231 251,954 289,747 365,39 490,540 567,336

Cơ cấu giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông nghiệp, LN, TS 46,67 52,40 52,35 50,80 55,46 51,33 CN, TTCN, XD 24,84 19,11 19,06 20,04 19,62 20,5

TM, DV 28,49 28,49 28,59 29,16 24,92 28,17

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tính theo giá hiện hành

N,L,TS CN,TTCN, XD TM, DV 28,49 24,84 46,67 N,L,TS CN,TTCN, XD TM, DV 28,17 20,5 51,33

Hình 3.2. Cơ cấu GTSX năm 2007 Hình 3.3. Cơ cấu GTSX năm 2012

Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo xu hướng trên do xuất phát điểm của công nghiệp và xây dựng thấp, sau khi tái lập huyện, các công trình xây dựng được tăng cường, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được triển khai. Đặc biệt, các mỏ đá đã đi vào khai thác làm cho giá trị công nghiệp, trước hết là công nghiệp khai thác khoáng sản tăng lên đột biến vào năm 2007 và tăng cao các năm 2008-2012.

Về biến động cơ cấu của các ngành nông, lâm, thủy sản: các ngành

nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,67% trong tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2007, nhưng năm 2011-2012 lại có sự biến đổi tăng do sự tăng trưởng đột biến của ngành chăn nuôi. Năm 2012, tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức 51,33%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về cơ cấu thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước có qui mô rất nhỏ, kinh

tế tập thể chưa được củng cố và phát triển. Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu. Sản xuất hàng hóa trong nông, lâm nghiệp và thủy sản mới bước đầu phát triển trong những năm gần đây. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp. Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp chưa phát triển tương ứng với tiềm năng.

3.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tam Đảo huyện Tam Đảo

3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tổng hợp (nông, lâm, thủy sản)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện Tam Đảo với những đặc điểm đặc thù, được tạo lập bởi các yếu tố thời tiết khí hậu. Những thế mạnh đó đã được chú trọng khai thác trong những năm gần đây, nhất là từ khi tái lập Huyện đến nay.Trong cơ cấu đất đai, đất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 80,64%, trong đó đất lâm nghiệp có diện tích lớn, với 14.618,35 ha, chiếm 61,97% diện tích đất tự nhiên và 76,85% diện tích đất nông, lâm nghiệp. Số lượng người làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Tam Đảo cũng chiếm tỷ trọng cao. Trong số 34.579 người đang làm việc trên địa bàn Huyện, số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 52,6% và giá trị sản xuất của nông, lâm thủy sản năm 2012 vẫn chiếm 51,33%.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn

Giá so sánh 1994

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2007- 2012 (%) Tổng số 146,44 178,03 203,87 230,12 240,462 242,507 10,86 1.Nông nghiệp 142,36 173,59 199,05 225,06 235,262 237,248 11,0 2.Lâm nghiệp 3,01 3,33 3,80 3,95 4,01 4,04 6,19 3.Thủy sản 1,07 1,10 1,02 1,11 1,19 1,22 2,98 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

Với sự tập trung đầu tư vào khu vực nông nghiệp, giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của Tam Đảo có sự tăng trưởng khá cao so với nông nghiệp của cả nước cũng như nông nghiệp của các huyện khác trong tỉnh Vĩnh Phúc. Tính chung trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản: mức tăng giá trị sản xuất đã đạt tới 10,86%/năm thời kỳ 2007-2012, trong đó, ngành nông nghiệp có mức tăng khá cao, trong khi đó lâm nghiệp có mức biến động tăng 11,0%/năm, thủy sản tăng 2,98%/năm. Sự tăng trưởng cao của nhóm ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Huyện.

Chuyển dịch cơ cấu các ngành nông, lâm và thủy sản một mặt cơ cấu chuyển dịch theo sự biến động giảm chung của nhóm ngành nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế chung. Mặt khác, do sự biến động của giá cả, đặc biệt của sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp dẫn đến cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự chuyển biến theo hướng tăng nhẹ tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Đối với lâm nghiệp và thủy sản, tuy tỷ trọng giảm nhưng đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch tích cực với sự tăng của trồng rừng và biến động giảm từ các hoạt động khai thác rừng; sự biến động tăng của các hoạt động nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù của Huyện, với sự xuất hiện của mô hình nuôi cá hồi tại thị trấn Tam Đảo và nuôi thủy đặc sản ở một số xã.

3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) vụ nông nghiệp)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đối với ngành trồng trọt: Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành

nông nghiệp là 11,0%. Năm 2012 giá trị sản xuất là 85.192,60 tỷ chiếm 35,9% tổng giá trị của ngành nông nghiệp. Ngành trồng trọt chủ yếu nhờ sự thâm canh tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tất cả các xã và thị trấn của Huyện. Trong những năm qua, Tam Đảo đã triển khai dự án mở rộng phát triển cây su su thành 7 vùng ở một số xã và thị trấn trong Huyện, với diện tích khoảng 200 ha; diện tích trồng dưa hấu tại xã Đạo Trù (7 ha), bí xanh tại xã Minh Quang (7 ha). Trong 5 năm diện tích cây rau đậu đã tăng từ 323 ha lên 554 ha. Nhờ đó, giá trị thu nhập trên ha đất canh tác được nâng cao.

Bảng 3.4: Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn Huyện

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1. Cây lúa:

+ Năng suất (tạ/ha) 34,40 46,90 46,86 48,50 51,14 49,13 + Sản lượng (tấn) 15.441 20.491 21.872 23.186 21.810 21.754 2. Cây ngô:

+ Năng suất (tạ/ha) 36,18 28,90 20,50 24,50 29,28 32,03 + Sản lượng (tấn) 5.711 4.764 3.380 3.520 3.528 2.921 3. Sản lượng rau (tấn) 2.600 5.980 5.800 6.500 7.034 7.503 5. Sản lượng đậu tương (tấn) 107 45 70 90 424 192

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

Đối với cây lúa, tuy diện tích trồng lúa giảm, nhưng do đầu tư thâm canh năng suất lúa cả năm đã tăng nhanh từ 34,40 tạ/ha năm 2007 lên 49,13 tạ/ha . Nhờ đó sản lượng lúa của huyện Tam Đảo đã từ 15.441 tấn năm 2007 lên 21.754 tấn năm 2012, bình quân lương thực đầu người 366 kg/người/năm. Tuy sản lượng lương thực bình quân/người còn ở mức thấp, nhưng sự phát triển của cây lúa là đúng hướng.

Đối với cây ngô, đã có sự phát triển không ổn định cả về diện tích và năng suất. Trong 5 năm (2007-2012) diện tích ngô đã giảm 358 ha, năng suất

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 55)