Giải pháp về thị trường

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 84 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

4.3.2. Giải pháp về thị trường

Để từng bước phát triển nền sản xuất hàng hóa phải gắn với thị trường và “Phát triển thị trường nông thôn, nâng cao sức mua của khu vực nông thôn sẽ đóng vai trò quan trọng, thậm chí đôi khi còn quyết định đến cả qui mô, tốc độ phát triển của công nghiệp dịch vụ, thị trường đầu ra” được mở rộng sẽ góp phần ổn định sản xuất nông nghiệp; nông nghiệp phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa phục vụ và thúc đẩy công nghiệp phát triển. Thị trường “Đầu vào” của sản xuất nông nghiệp và ngành nghề nông thôn được đảm bảo tốt sẽ góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đây chính là yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân nông thôn có thể tái sản xuất sức lao động, mở mang dân trí, từ đó cung cấp nguồn năng lực có chất lượng để phát triển kinh tế, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Thị trường nông thôn phát triển tất yếu sẽ kích thích sự phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn và ngược lại nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự mở rộng và phát triển thị trường, thuận tiện cho việc trao đổi, lưu thông hàng hóa cũng như sự đi lại giao lưu văn hóa giữa các vùng nông thôn, giữa nông thôn với thành thị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tất yếu thị trường là yếu tố quyết định và quan trọng nhất; vì vậy phải mở rộng và phát triển thị trưởng, đẩy nhanh việc tiêu thụ hàng hóa. Để phát triển thị trường nông thôn cần tập trung thực hiện các chính sách và giải pháp:

- Thứ nhất là đẩy mạnh việc điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất cả trong nông nghiệp, ngành nghề nông thôn và công nghiệp phục vụ sản xuất và đời sống nông thôn.

- Thứ hai là tiếp tục đổi mới việc đầu tư hỗ trợ và hoàn thiện các chính sách nhằm phát triển thị trường nông thôn, nhất là các giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ nông sản phẩm.

- Thứ ba là qui hoạch phát triển hợp lý mạng lưới chợ nông thôn góp phần giải quyết cả “Đầu vào” lẫn “Đầu ra” của sản xuất như: Chợ Trung tâm trên địa bàn Huyện tại khu vực Thị trấn huyện lỵ Hợp Châu, khu vực thị trấn Tam Đảo và khu vực Đại Đình. Chợ loại 2 là những chợ nhỏ hơn gắn với các khu vực dân cư với chức năng chủ yếu là mua bán, trao đổi các sản phẩm nông nghiệp tươi sống và một số nhu yếu phẩm phục vụ đời sống nhân dân. Chợ loại này được phát triển ở tất cả các xã trong huyện. Cụ thể:

+ Cải tạo, nâng cấp các chợ tại các xã: Hợp Châu, Đạo Trù, Bồ Lý, Minh Quang, Tam Quan.

+ Tại các xã, thị trấn: Thị trấn Tam Đảo, xã Yên Dương, Bồ Lý, Hồ Sơn, là những nơi chưa có chợ cần xây dựng mỗi xã 1 chợ loại 2 nêu trên.

Theo Quy hoạch tổng thể KT-XH của huyện đến năm 2020 thì cơ cấu kinh tế nông nghiệp với cây trồng, vật nuôi mang tính hàng hóa cao có sự gia tăng đáng kể nên cần giải pháp về thị trường về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của huyện phải mở rộng nhất là các loại sản phẩm hàng hóa đi vào sản xuất ổn định, đạt sản lượng theo kế hoạch. Để thực hiện được giải pháp về thị trường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ đối với điều kiện thực tế huyện Tam Đảo cần phải :

- Đào tạo đội ngũ cán bộ có kiến thức về thị trường, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường trong nước và quốc tế, tư vấn cho địa phương để đổi mới và đa dạng hóa sản phẩm; để đạt được phải có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

- Tổ chức tốt thông tin về thị trường đặc biệt là dự báo cung cầu của thị trường và thông tin qua nhiều kênh đến người sản xuất, thông qua hệ thống khuyến nông, khuyến lâm; đồng thời đưa ra những thông tin về tập quán, sở thích, thị hiếu của người tiêu dùng để phát triển chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Tạo điều kiện cho mạng lưới thương nghiệp làm trung gian tiêu thụ sản phẩm có giải pháp hạn chế và tiến tới không được để lúa bị rớt giá gây thiệt hại cho nông dân. Hình thành các thị trấn, thị tứ, trung tâm cụm xã để dần biến nơi đây thành trung tâm thương mại, du lịch, công nghiệp. Khai thác thế mạnh về vai trò trung chuyển của chợ ở các trung tâm du lịch Đại Đình và chợ thị trấn Tam Đảo. Tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng giao lưu các sản phẩm trước hết là các nông sản của huyện Tam Đảo ra các địa phương khác, tạo điều kiện cho các ngành trong huyện phát triển.

Xây dựng chợ trung tâm Huyện tại Hợp Châu và các chợ ở các trung tâm du lịch trong quần thể và tạo sự gắn kết với các cơ sở dịch vụ khác trong Trung tâm Huyện, biến trung tâm Huyện tại thành trung tâm thương mại, đẩy mạnh giao lưu hàng hoá, nhất là hàng nông sản và thủ công truyền thống và điểm du lịch thu hút khách tham quan và mua bán hàng hoá.

Xây dựng và mở rộng các chợ và trung tâm thương mại trên địa bàn các xã trong Huyện. Những năm từ 2011 đến 2020, mở rộng các cơ sở dịch vụ thương mại ở các xã, xuống tận các bản hình thành các cơ sở kinh doanh thương mại nhỏ, phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân. Đồng thời tạo thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các tuyến đường trục lộ, tạo ra các tụ điểm dịch vụ nông thôn, có cơ chế gắn bó giữa người sản xuất và người tiêu thụ. Các trung gian đó có thể do người sản xuất tự nguyện lập ra dưới hình thức hiệp hội cũng có thể do tổ chức kinh tế Nhà nước thực hiện đặc biệt quan tâm nơi mà năng lực tiếp thị của người sản xuất còn hạn chế hay nhu cầu chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa và lưu thông yêu cầu đáp ứng.

- Từng bước động viên để thay đổi tập quán tiêu dùng của nhân dân, thay đổi nhận thức tức là thay đổi sinh hoạt tiêu dùng; không những đủ ăn, ăn no mà phải ăn ngon, có chất lượng… nâng cao sức mua của nhân dân qua đó tác động thị trường để thị trường phát triển và tác động ngược lại.

Cần tập trung quan tâm đến một số thị trường cụ thể sau:

- Đối với thị trường Quốc tế: Tam Đảo có thể phát triển các sản phẩm

truyền thống để hội nhập với thị trường khu vực, trước hết là các sản phẩm thủ công truyền thống và nông sản sạch thông qua các dự án liên kết sản xuất và chế biến đại gia súc và dược liệu. Tuy nhiên, xuất khẩu tại chỗ thông qua khách du lịch quốc tế sẽ được ưu tiên phát triển. Để tiếp cận các thị trường này, Huyện phải có các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp có các sản phẩm độc đáo, có chất lượng cao tham gia các chương trình hội trợ quốc tế tổ chức trong nước và ngoài nước. Tăng cường thông tin và quan hệ chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế. Phát huy các quan hệ vốn có với bà con Việt kiều ở nước ngoài để chào hàng, giới thiệu quảng bá sản phẩm liên kết mở thị trường tiêu thụ.

- Đối với thị trường trong nước: cần tận dụng triệt để lợi thế về đầu

mối giao thông với các vùng trong nước đề quảng bá, trao đổi sản phẩm. Tăng cường hệ thống phân phối, tiếp thị tại các đầu mối giao thông trên cơ sở đảm bảo uy tín về chất lượng, mẫu mã hàng hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đối với thị trường nội địa cần giải quyết 2 vấn đề cốt yếu. Trước hết cần đẩy mạnh chương trình thực hiện các công nghệ sản xuất sạch và đẩy mạnh tuyên truyền về các thành tựu này. Mặt khác, hình thành một mạng lưới tiêu thụ sản phẩm một cách ổn định để đảm bảo các sản phẩm có thể đi thẳng đến các địa chỉ tiêu dùng, nhất là thị trường trong Tỉnh và Hà Nội.

- Đối với thị trường trên địa bàn Huyện: cần khuyến khích phát triển đa

dạng, năng động để có thể thu hút và thích ứng với nhiều tầng lớp tiêu dùng khác nhau, ở các vùng với các sản phẩm đặc trưng của mỗi vùng. Mở rộng các cơ sở dịch vụ và thị trường bình dân, đồng thời có sự trợ giúp đầu tư trọng điểm một số thị trường cao cấp nhằm thu hút các tầng lớp tiêu dùng có thu nhập cao tạo ra một trào lưu mới biến Tam Đảo thành nơi cung cấp nông sản cho du lịch trong tương lai. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sản phẩm tốt và có triển vọng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong tương lai, thực hiện việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng cũng như bằng nhiều hình thức quảng cáo khác, như tổ chức giới thiệu sản phẩm trong lễ hội, trong hội chợ... Đầu tư thích đáng cho các hoạt động marketing, xúc tiến đầu tư và xúc tiến thương mại. Giữ chữ "tín" về chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng để mở rộng và ổn định thị trường, Huyện tăng cường kiểm tra việc đăng ký nhãn mác, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn, nhất là những sản phẩm đặc sản...

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)