Đối với huyện

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 102 - 106)

7. Kết cấu của luận văn

4.4.3. Đối với huyện

- Đội ngũ cán bộ khuyến nông viên cơ sở, nhất là tại thôn bản phải được bố trí sắp xếp, đào tạo cơ bản, có chế độ phụ cấp phù hợp để động viên, khuyến khích. Đồng thời có quy hoạch bố trí kế cận làm cán bộ xã lâu dài. Công tác khuyến nông phải được tổ chức lại để phát huy chức năng, nhiệm vụ của mình là đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp.

- Hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể về sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản làm cơ sở cho kế hoạch hoá và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Huy động nguồn lực xây dựng một số cơ sở công nghiệp chế biến nông lâm sản trên địa bàn huyện góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và xuất khẩu như chế biến.

- Bố trí tạo điều kiện tổ chức các đoàn cán bộ, hội viên, đoàn viên ở cơ sở nông thôn đi tham quan, giao lưu học tập kinh nghiệm, mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn trong và ngoài tỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của địa phương để áp dụng và nhân ra diện rộng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong những năm qua nông nghiệp nông thôn Tam Đảo đã có sự phát triển mạnh cả về năng suất, chất lượng, chủng loại sản phẩm và giá trị sản xuất, về cơ cấu có sự chuyển dịch cơ bản đúng hướng và phát huy được khả năng lợi thế của từng vùng trong huyện. Mục tiêu, quan điểm, phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông nghiệp trong những năm qua đã góp phần từng bước thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; góp phần làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống cho nông dân. Qua phân tích thực trạng ngành nông nghiệp và thực trạng cơ cấu ngành nông nghiệp của Tam Đảo chúng ta thấy: Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng trong những năm qua cả về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, kéo theo sự thay đổi về cơ cấu. Nếu năm 2007 cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, lâm, thủy sản chiếm 46,67% trên tổng giá trị sản xuất, thì đến năm 2012 là 51,33% (tính theo giá hiện hành) sự tăng này do có sự tăng trưởng đột biến của ngành chăn nuôi. Như vậy, nhìn chung xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển đúng hướng nhằm khai thác những tiềm năng và phát huy lợi thế của từng vùng. Về nội bộ ngành nông nghiệp thì có sự thay đổi về tỷ trọng của các phân ngành: ngành trồng trọt trong những năm gần đây như năm 2009 là 47,906% thì năm 2012 chỉ còn 35,90%; ngành chăn nuôi năm 2009 là 50,5% tăng lên 63,33% năm 2012; dịch vụ trong nông nghiệp năm 2009 là 1,50 đến năm 2012 giảm xuống 0,79%. Qua đó cho thấy rằng, trong nông nghiệp Tam Đảo đã giảm dần tỷ trọng trồng trọt, dịch vụ, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng dần qua các năm. Mặt khác trong trồng trọt, huyện đã chú trọng phát triển đa dạng các loại cây trồng, phát triển mạnh các loại cây công nghiệp phục vụ nguyên liệu chế biến, các loại cây ăn quả là thế mạnh, các loại rau đậu thực phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Về chăn nuôi đã có sự phát triển đa dạng các loại vật nuôi và đặc biệt chú trọng các loại vật nuôi mang tính hàng hoá, có giá trị kinh tế cao. Đồng thời nuôi trồng thuỷ sản trong những năm qua cũng được đẩy mạnh, phát triển nhiều hình thức nuôi phù hợp với đặc điểm và điều kiện của huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành nông nghiệp Tam Đảo còn rất nhiều tồn tại cần phải khắc phục cả về bố trí sản xuất và cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp tuy có tăng lên nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện, việc tổ chức chế biến và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn chậm phát triển, thị trườngcho nông sản hàng hoá chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, việc áp dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản phẩm chưa phát triển mạnh và chưa rộng khắp, các chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông nghiệp chưa đồng bộ và chưa mạnh, nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nông nghiệp còn thiếu, chưa có nhiều cán bộ được đào tạo phục vụ trong lĩnh vực này… Do vậy, để khắc phục được những tồn tại trên ngành nông nghiệp Tam Đảo cần có những giải pháp hữu hiệu để phát triển hơn nữa. Để đưa ra được những giải pháp phù hợp cần có sự phối hợp đồng bộ giữa Nhà nước, địa phương và các hộ gia đình trong sản xuất nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LỆU THAM KHẢO

1. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam

2. Báo cáo tổng kết từ năm 2007 đến 2012 UBND huyện Tam Đảo.

3. Báo cáo tình hình kinh tế xã hội từ 2007-2012, phòng Thống kê huyện Tam Đảo.

4. Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) huyện Tam Đảo.

5. Vũ Hùng Cường (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng Duyên hải nam trung bộ của Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ Kinh tế.

6. Cổng thông tin điện tử tỉnh Hưng Yên

7. Ngô Đình Giao (1999), Luận cứ khoa học và những giải pháp đồng bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng và thành phần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài KHXH.02.04, Hà Nội.

8. Đỗ Hoài Nam chủ biên (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát

triển các ngành trọng điểm mũi nhọn ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội,

Hà Nội.

9. Hoàng Thị Thanh Nhàn (2003), Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ở Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Ngân hàng Thế giới (2007), Báo cáo phát triển thế giới: “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển”, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

11.Chu Tiến Quang (2005), Huy động và sử dụng các nguồn lực trong phát

triển kinh tế nông thôn: Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

12.Nguyễn Tố Quyên (2010), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình

tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020, Đề tài khoa học cấp Bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ và tầm nhìn đến năm 2030.

14. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

15. Đặng Kim Sơn (2001), Công nghiệp hóa từ nông nghiệp: lý luận thực tiễn

và triển vọng áp dụng ở Việt Nam, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

16. Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.

17. Bùi Tất Thắng chủ biên (2006), Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt

Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

18. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

công-nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng: Thực trạng và triển vọng,

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)