Đối với tỉnh

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 101 - 102)

7. Kết cấu của luận văn

4.4.2. Đối với tỉnh

Tỉnh Vĩnh Phúc cần có định hướng và giải pháp tích cực để hỗ trợ thúc đẩy việc khai thác các lợi thế trong phát triển Kinh tế - Xã hội trên địa bàn Huyện. Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành của tỉnh Vĩnh Phúc với Chính quyền Huyện trong việc xây dựng các quy hoạch chi tiết ngành nông nghiệp.

Giành cho huyện Tam Đảo sự ưu tiên trong đầu tư (qua ngân sách của Huyện và đầu tư trực tiếp của Tỉnh), trước hết là ưu tiên đầu tư vào các mục tiêu phát triển nông nghiệp.

Mở rộng quyền hạn và nâng cao trách nhiệm của Huyện trong một số lĩnh vực quản lý đất đai, xây dựng cơ bản ở phạm vi quy mô vừa và nhỏ. Tạo điều kiện cho Huyện được phép thiết lập các quan hệ liên kết với các tỉnh huyện bạn để thu hút các nguồn lực vào phát triển Kinh tế - Xã hội chú trọng phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Huyện.

- Mở rộng quan hệ thị trường, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm để phát huy thế mạnh của địa phương.

- Quan tâm, thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho người lao động, nhằm nâng cao tay nghề và đưa nghề mới vào để sản xuất những mặt hàng xuất khẩu và tiêu thụ trong nước đạt tiêu chuẩn. Trong đó hỗ trợ kinh phí đào

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tạo cho người nông dân.

- Cần xây dựng quy hoạch, đề án chiến lược phát triển cụ thể phù hợp với từng ngành, từng khu vực, từng giai đoạn. Trong quá trình thực hiện phải có sự phối kết hợp đồng bộ giữa các ngành trong tỉnh, huyện, xã, thôn tránh tình trạng mạnh ai ấy làm. Có cơ chế và chính sách khuyến khích việc tập trung, tích tụ ruộng đất.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)