7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Tam Đảo là huyện miền núi có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, nhưng sau 6 năm được tái lập và đi vào hoạt động Tam Đảo đã đạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
được những thành tựu rất quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng. Liên tục trong 6 năm từ 2007 - 2012 kinh tế Tam Đảo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, giá trị sản xuất tăng bình quân 15,73%. Giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng từ 4,98 triệu đồng năm 2007 lên 27,369 triệu đồng năm 2012 tính theo giá thực tế.
Bảng 3.1: Giá trị sản xuất và tăng trƣởng GTSX trên địa bàn Huyện
Giá cố định 1994
Chỉ tiêu Giá trị sản xuất (tỷ đồng) BQ 2007-
2012 (%) 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng GTSX 345,69 428,11 481,19 569,25 635,746 714,702 15,73 Nông, LN, TS 146,44 178,26 203,87 230,12 240,462 242,507 10,86 CN và XD 72,93 83,69 90,95 115,50 120,386 148,815 15,65 Dịch vụ 126,32 166,40 186,36 223,63 274,898 323,380 20,85
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo
0 100 200 300 400 500 600 700 800 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Hình 3.1. Biến động GTSX trên địa bàn huyện Tam Đảo
Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Tam Đảo
Khảo sát số liệu cho thấy, mức tăng tổng giá trị sản xuất các ngành phụ thuộc nhiều vào mức tăng của ngành nông lâm, nghiệp, thủy sản và các ngành dịch vụ. Đối với nông, lâm, thủy sản: Đây là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng khá cao về giá trị sản xuất nếu so với các huyện khác trong tỉnh, với mức bình quân chung 10,86%/năm thời kỳ 2007-2012. Sự tăng trưởng nhanh của nhóm ngành này chủ yếu do tác động của chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đẩy mạnh các cây có giá trị kinh tế cao và với sự tăng nhanh của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, mức tăng của nông nghiệp thấp so với mức tăng chung của nhóm ngành trên địa bàn huyện lại là nhân tố làm giảm sự tăng trưởng chung và buộc các ngành dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp phải có mức tăng trưởng rất cao.
Trên thực tế, Dịch vụ là nhóm ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức tăng bình quân 20,85%/năm cho thời kỳ 2007-2012 và có tỷ trọng lớn, nên sự tăng trưởng của các ngành dịch vụ có ý nghĩa quyết định tới tăng trưởng chung của các ngành kinh tế trên địa bàn Huyện. Công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành có mức tăng cao thứ 2 với mức tăng bình quân 15,65%/năm thời kỳ 2007-2012.
3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trên thực tế, cơ cấu kinh tế của huyện đã dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp và xây dựng, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Năm 2007, các ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 24,84% trong cơ cấu giá trị sản xuất. Năm 2012, tỷ trọng các ngành này đã giảm còn 20,5% điều này do sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế trong năm. Nếu xem xét giai đoạn 2008-2012 thì: Cơ cấu GTSX của ngành Nông, lâm, thủy sản đã giảm nhẹ từ 52,4% năm 2008 xuống còn 51,33% năm 2012; cơ cấu GTSX ngành CN&XD tăng từ 19,11% năm 2008 lên 20,5% năm 2012; và cơ cấu GTSX ngành TM-DV vụ hầu như không không có chuyển biến gì đáng kể, vẫn dao động ở mức hơn 28% trong vòng 5 năm qua. Điều này cho thấy, về cơ bản ngành Nông, lâm, thủy sản vẫn là ngành kinh tế đóng vai trò chủ đạo trên địa bàn huyện.
Bảng 3.2: Cơ cấu ngành kinh tế trên địa bàn Huyện Tam Đảo
Đơn vị: tỷ đồng, %
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Nông, lâm, thủy sản 269,060 463,449 530,798 644,92 1.091,429 1.033,577 CN, TTCN, xây dựng 143,202 169,034 193,307 259,03 386,108 412,847 Dịch vụ, TM, DL 164,231 251,954 289,747 365,39 490,540 567,336
Cơ cấu giá trị sản xuất 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
Nông nghiệp, LN, TS 46,67 52,40 52,35 50,80 55,46 51,33 CN, TTCN, XD 24,84 19,11 19,06 20,04 19,62 20,5
TM, DV 28,49 28,49 28,59 29,16 24,92 28,17
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo - Tính theo giá hiện hành
N,L,TS CN,TTCN, XD TM, DV 28,49 24,84 46,67 N,L,TS CN,TTCN, XD TM, DV 28,17 20,5 51,33
Hình 3.2. Cơ cấu GTSX năm 2007 Hình 3.3. Cơ cấu GTSX năm 2012
Sự biến động trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện theo xu hướng trên do xuất phát điểm của công nghiệp và xây dựng thấp, sau khi tái lập huyện, các công trình xây dựng được tăng cường, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được triển khai. Đặc biệt, các mỏ đá đã đi vào khai thác làm cho giá trị công nghiệp, trước hết là công nghiệp khai thác khoáng sản tăng lên đột biến vào năm 2007 và tăng cao các năm 2008-2012.
Về biến động cơ cấu của các ngành nông, lâm, thủy sản: các ngành
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,67% trong tổng giá trị sản xuất các ngành năm 2007, nhưng năm 2011-2012 lại có sự biến đổi tăng do sự tăng trưởng đột biến của ngành chăn nuôi. Năm 2012, tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức 51,33%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Về cơ cấu thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước có qui mô rất nhỏ, kinh
tế tập thể chưa được củng cố và phát triển. Sản xuất nông lâm nghiệp vẫn mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu. Sản xuất hàng hóa trong nông, lâm nghiệp và thủy sản mới bước đầu phát triển trong những năm gần đây. Giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích canh tác thấp. Các ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, các lĩnh vực chăn nuôi, thuỷ sản, lâm nghiệp chưa phát triển tương ứng với tiềm năng.
3.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện Tam Đảo