Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tổng hợp (nông, lâm, thủy sản)

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 62)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp tổng hợp (nông, lâm, thủy sản)

Nông, lâm nghiệp và thủy sản là một trong những thế mạnh của huyện Tam Đảo với những đặc điểm đặc thù, được tạo lập bởi các yếu tố thời tiết khí hậu. Những thế mạnh đó đã được chú trọng khai thác trong những năm gần đây, nhất là từ khi tái lập Huyện đến nay.Trong cơ cấu đất đai, đất nông, lâm nghiệp và thủy sản là 19.020,42 ha chiếm 80,64%, trong đó đất lâm nghiệp có diện tích lớn, với 14.618,35 ha, chiếm 61,97% diện tích đất tự nhiên và 76,85% diện tích đất nông, lâm nghiệp. Số lượng người làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản của Tam Đảo cũng chiếm tỷ trọng cao. Trong số 34.579 người đang làm việc trên địa bàn Huyện, số lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 52,6% và giá trị sản xuất của nông, lâm thủy sản năm 2012 vẫn chiếm 51,33%.

Bảng 3.3: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản trên địa bàn

Giá so sánh 1994

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2007- 2012 (%) Tổng số 146,44 178,03 203,87 230,12 240,462 242,507 10,86 1.Nông nghiệp 142,36 173,59 199,05 225,06 235,262 237,248 11,0 2.Lâm nghiệp 3,01 3,33 3,80 3,95 4,01 4,04 6,19 3.Thủy sản 1,07 1,10 1,02 1,11 1,19 1,22 2,98

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

Với sự tập trung đầu tư vào khu vực nông nghiệp, giá trị sản xuất nông, lâm và thủy sản của Tam Đảo có sự tăng trưởng khá cao so với nông nghiệp của cả nước cũng như nông nghiệp của các huyện khác trong tỉnh Vĩnh Phúc. Tính chung trong nhóm ngành nông, lâm, thủy sản: mức tăng giá trị sản xuất đã đạt tới 10,86%/năm thời kỳ 2007-2012, trong đó, ngành nông nghiệp có mức tăng khá cao, trong khi đó lâm nghiệp có mức biến động tăng 11,0%/năm, thủy sản tăng 2,98%/năm. Sự tăng trưởng cao của nhóm ngành nông nghiệp đã góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của Huyện.

Chuyển dịch cơ cấu các ngành nông, lâm và thủy sản một mặt cơ cấu chuyển dịch theo sự biến động giảm chung của nhóm ngành nông, lâm, thủy sản trong cơ cấu kinh tế chung. Mặt khác, do sự biến động của giá cả, đặc biệt của sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp dẫn đến cơ cấu nông, lâm nghiệp, thủy sản có sự chuyển biến theo hướng tăng nhẹ tỷ trọng của ngành nông nghiệp.

Đối với lâm nghiệp và thủy sản, tuy tỷ trọng giảm nhưng đã xuất hiện xu hướng chuyển dịch tích cực với sự tăng của trồng rừng và biến động giảm từ các hoạt động khai thác rừng; sự biến động tăng của các hoạt động nuôi trồng thủy sản phù hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù của Huyện, với sự xuất hiện của mô hình nuôi cá hồi tại thị trấn Tam Đảo và nuôi thủy đặc sản ở một số xã.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)