Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 71)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Những kết quả đạt được

Các ngành kinh tế của Huyện đã có sự phát triển nhanh sau khi thành lập Huyện, các chỉ tiêu Kinh tế - Xã hội thuộc các ngành, lĩnh vực đều tăng cao qua các năm, giá trị sản xuất bình quân đầu người năm 2007 là 4,98 triệu đồng/người/năm, đến năm 2012 là 27,396 triệu đồng/người/năm, tăng 22,416 triệu so với năm 2007.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Cơ cấu kinh tế của Huyện bước đầu đã có sự chuyển dịch theo xu thế chung, trong đó tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng lên. Các tiềm năng lợi thế của nông nghiệp ôn đới như rau su su, cá hồi, chăn nuôi trâu, bò, gia cầm; của công nghiệp như vật liệu xây dựng; đặc biệt của du lịch, đã được khai thác.

Cơ sở hạ tầng kinh tế phục vụ phát triển nông nghiệp bước đầu có sự phát triển, đã có những dự án đầu tư quy mô vào nông nghiệp, tạo nên bước chuyển về chất trong cơ cấu kinh tế. Các chương trình phát triển Kinh tế nông nghiệp đã được xây dựng khá bài bản và đang triển khai.

Nông lâm nghiệp đã chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, sản phẩm phong phú đa dạng hơn; kinh tế nông nghiệp phát triển tương đối bền vững đã thu hẹp khoảng cách giữa các hộ khá, hộ giàu so với hộ nghèo, cơ bản không còn hộ đói, giảm thiểu hộ nghèo. Chăn nuôi phát triển khá, lâm nghiệp và trồng rừng được quan tâm, không còn nạn phá rừng khai thác gỗ. Cơ sở hạ tầng được đầu tư trực tiếp phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, trong đó đáng kể nhất là đường giao thông, điện lưới quốc gia, thuỷ lợi. Đi liền với tăng trường kinh tế thì nghĩa vụ của nhân dân với Nhà nước đều hoàn thành chỉ tiêu giao. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang từng bước thay đổi chuyển dịch từ thuần nông sang sản xuất hàng hóa, có sự thay đổi về tỷ trọng trong nội bộ ngành nông nghiệp đó là ngành chăn nuôi ngày càng phát triển nhanh, chiếm tỷ trọng tăng dần so với ngành trồng trọt, gia súc, gia cầm phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Trong ngành trồng trọt cơ cấu hàng năm có xu hướng giám dần song giá trị sản phẩm hàng năm lại tăng lên. Với ngành chăn nuôi với xu hướng cơ cấu ngành tăng, giá trị sản phẩm cũng tăng năm sau cao hơn năm trước; cơ cấu dịch vụ nông nghiệp dù chậm nhưng xu hướng tăng dần. Điều đó chứng tỏ là nhờ vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, có một cơ cấu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyển dịch hợp lý, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ tạo tiền đề cho một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng đa ngành, đa sản phẩm hàng hóa, tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường.

Từ việc chuyển dịch cơ cấu mà thu nhập bình quân đầu người tăng lên, năng suất các loại cây trồng tăng, giải quyết được số lớn lao động thiếu việc làm. Việc chuyển dịch và đổi mới cơ cấu kinh tế cùng các chính sách ưu đãi của Nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế và cải thiện đời sống qua đó phúc lợi xã hội cũng được nâng lên như công tác giáo dục, y tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tạo ra sản phẩm hàng hóa đa dạng, số lượng và chất lượng được nâng lên từ đó thị trường tiêu thụ cũng được vươn rộng từ phạm vi xã tới huyện, tỉnh cũng như trong nước.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)