7. Kết cấu của luận văn
1.6.1. Kinh nghiệm một số nước về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp
Kinh nghiệm của các nước về thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu KTNN rất phong phú và đa dạng do đặc thù và xuất phát điểm của các nước khác nhau. Nhưng điểm chung nhất cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp được gắn với thay đổi phương thức sản xuất nông nghiệp, chuyển sang sản xuất sản phẩm có giá trị cao.
Kinh nghiệm của Thái Lan: để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển, Thái Lan đã đẩy mạnh đa dạng hóa cây trồng cùng với mở rộng đất nông nghiệp. Từ năm 1960 đến 1980, đất nông nghiệp của Thái lan đã liên tục được nới rộng từ 10 triệu ha năm 1960 lên 15 triệu ha năm 1970 và tới 19 triệu ha năm 1980. Tuy nhiên, việc khai hoang và mở rộng diện tích đất nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nghiệp ngày càng khó khăn hơn do quỹ đất nông nghiệp bị hạn chế. Chính vì vậy, Thái Lan đã chuyển chiến lược phát triển nông nghiệp sang tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, đặc biệt chú trọng áp dụng công nghệ tròng hiện đại để tiết kiệm đất. Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đa dạng hóa, phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau. Thay vì tập trung vào một số cây trồng truyền thống như lúa, cao su, ngô, sắn trước đây, Thái Lan chuyển sang trồng một số loại cây ăn quả nhiệt đới. Chiến lược đa dạng hóa không chỉ dừng lại ở cây trồng mà còn được áp dụng cho chăn nuôi gia súc và thủy sản. Việc đa dạng hóa cây trồng vật nuôi đã giúp Thái Lan ngày càng mở rộng danh sách hàng nông nghiệp xuất khẩu trên thị trường quốc tế như bột sắn, gia cầm đông lạnh, tôm tươi và tôm đông lạnh.
Kinh nghiệm của Hà Lan: Hà Lan với đặc thù là một nước nhỏ, nhưng là nước công nghiệp phát triển trong một nền kinh tế thị trường hiện đại. Tuy là nước nhỏ, diện tích đất canh tác trung bình tren một đầu người thấp nhất thế giới (0,058 ha/người), hà Lan trở thành nước đứng đầu trên thế giới xuất khẩu nông sản theo tiêu chí giá trị xuất khẩu trên 1m2
đất nông nghiệp. Hà Lan chủ trương phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tập trung vào nghề trồng rau, hoa, cây cảnh và việc sản xuất được thực hiện trong nhà kính. Hiện nay chỉ có khoảng 6% diện tích đất nông nghiệp áp dụng sản xuất ngoài trời. Mặc dù đầu tư xây dựng hệ thống nhà kính twong đối tốn kém, song so với sản xuất ngoài trời thì trồng trọt trong nhà kính cho hiệu quả kinh tế gấp 5-6 lần do năng suất và chất lượng cao.
Mặt khác, mỗi năm chính phủ Hà Lan còn dành một khoản đầu tư bình quân khoảng 4.000 euro cho 1ha đất phục vụ cho công tác cải tạo đất. Để khuyến khích tăng năng suất và đưa nghề nông thành một nghề chuyên môn hóa và có tính chuyên nghiệp cao, Hà Lan ban hành chính sách khuyến khích mở rộng nông trang, đồng thời khuyến khích các chủ nông trang làm ăn kém
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
hiệu quả tự giải thể đề dành đất cho những chủ nông trang giỏi hơn mở rộng quy mô sản xuất. Hình thức khuyến khích các chủ nông trang làm ăn kém hiệu quả tự giải thể là trợ cấp, hỗ trợ cho lao động dôi dư để họ có thể dễ dàng tìm kiếm các công việc khác. Kết quả của chính sách này đem lại kết quả là số lượng nông trang giải đi rất nhiều, song hầu hết những người làm việc ở nông trang đều có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao. Thực chất, trang trại nông nghiệp của Hà Lan là một chủ thể kinh doanh hàng hóa và có thể coi là một doanh nghiệp nông nghiệp, hoạt động trong cơ chế thị trường, hội nhập vào thị trường thế giới và có thể đương đầu với các thách thức trong môi trường cạnh tranh quốc tế.