Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 66)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Đối với ngành trồng trọt: Tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành

nông nghiệp là 11,0%. Năm 2012 giá trị sản xuất là 85.192,60 tỷ chiếm 35,9% tổng giá trị của ngành nông nghiệp. Ngành trồng trọt chủ yếu nhờ sự thâm canh tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở tất cả các xã và thị trấn của Huyện. Trong những năm qua, Tam Đảo đã triển khai dự án mở rộng phát triển cây su su thành 7 vùng ở một số xã và thị trấn trong Huyện, với diện tích khoảng 200 ha; diện tích trồng dưa hấu tại xã Đạo Trù (7 ha), bí xanh tại xã Minh Quang (7 ha). Trong 5 năm diện tích cây rau đậu đã tăng từ 323 ha lên 554 ha. Nhờ đó, giá trị thu nhập trên ha đất canh tác được nâng cao.

Bảng 3.4: Tình hình phát triển ngành trồng trọt trên địa bàn Huyện

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1. Cây lúa:

+ Năng suất (tạ/ha) 34,40 46,90 46,86 48,50 51,14 49,13 + Sản lượng (tấn) 15.441 20.491 21.872 23.186 21.810 21.754 2. Cây ngô:

+ Năng suất (tạ/ha) 36,18 28,90 20,50 24,50 29,28 32,03 + Sản lượng (tấn) 5.711 4.764 3.380 3.520 3.528 2.921 3. Sản lượng rau (tấn) 2.600 5.980 5.800 6.500 7.034 7.503 5. Sản lượng đậu tương (tấn) 107 45 70 90 424 192

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

Đối với cây lúa, tuy diện tích trồng lúa giảm, nhưng do đầu tư thâm canh năng suất lúa cả năm đã tăng nhanh từ 34,40 tạ/ha năm 2007 lên 49,13 tạ/ha . Nhờ đó sản lượng lúa của huyện Tam Đảo đã từ 15.441 tấn năm 2007 lên 21.754 tấn năm 2012, bình quân lương thực đầu người 366 kg/người/năm. Tuy sản lượng lương thực bình quân/người còn ở mức thấp, nhưng sự phát triển của cây lúa là đúng hướng.

Đối với cây ngô, đã có sự phát triển không ổn định cả về diện tích và năng suất. Trong 5 năm (2007-2012) diện tích ngô đã giảm 358 ha, năng suất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngô đã giảm 4,5 tạ/ha. Vì vậy, sản lượng ngô đã giảm từ 5.711 tấn năm 2007 xuống còn 2.921 tấn năm 2012.

Đối với cây cây thực phẩm, công nghiệp ngắn ngày: Phần lớn tập trung vào cây lạc, đậu tương và mía, nhưng có xu hướng giảm diện tích tập trung cho nhóm cây rau. Sản phẩm cây thực phẩm chủ yếu phục vụ chăn nuôi, một phần trở thành sản phẩm hàng hóa.

Đối với cây ăn quả: chủng loại cây ăn quả khá phong phú, nhưng tập trung vào các loại cây: vải, nhãn, dứa, chuối. Nhìn chung, sản xuất cây ăn quả có xu hướng tăng chậm. Hiệu quả kinh tế không cao, vì phần lớn trồng phân tán, trình độ thâm cạnh thấp.

+ Đối với ngành chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu

ngành nông nghiệp có sự chuyển biến rất ấn tượng. Năm 2007, ngành chăn nuôi chiếm 32,08% trong tỷ trọng ngành nông nghiệp, năm 2012 giá trị sản xuất của ngành là 150.249 tỷ, chiếm 63,32% trên tổng giá trị của ngành nông nghiệp. Đây là mức chuyển dịch khá nhanh của sự phát triển ngành chăn nuôi so với ngành trồng trọt.

Sự giảm mạnh về số lượng đàn trâu, bò và sự tăng đột biến của đàn lợn và đàn gia cầm trong điều kiện ngành chăn nuôi, luôn chịu tác động xấu của các dịch lở mồm long móng đối với trâu, bò và điều kiện chăn thả bị thu hẹp. Cụ thể: Trong khi đàn trâu bò giảm từ 5.438 con năm 2007 giảm xuống còn 3.856 con năm 2012 và đàn bò từ 14.259 con năm 2007 giảm xuống còn 9.209 con 2012. Chăn nuôi trâu, bò giảm do điều kiện chăn thả giảm và chịu tác động của thời tiết cự đoan trong vài năm trở lại đây cũng như dịch lở mồm long móng diễn biến phức tạp.

Đàn lợn có số lượng tăng qua các năm 2007 - 2012, ở mức từ 44.777 con năm 2007 tăng lên đến 56.763 con năm 2012. Không chỉ tăng về số lượng đàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lợn, chất lượng đàn cũng được nâng lên. Vì vậy, sản lượng thịt lợn hơi đã tăng từ 3.694 tấn năm 2007 lên 4.414 tấn năm 2012.

Số lượng gia cầm có sự biến động tăng cao từ 754.000 con năm 2007, tăng lên 1.050.000 con năm 2009 và tăng nhanh lên 1.839.388 con năm 20012, số tăng lên này chủ yếu là gia cầm nuôi lấy thịt và lấy trứng. Vì vậy, sản lượng thịt và trứng gia cầm đều tăng nhanh. Ngoài ra, chăn nuôi dê, nuôi ong lấy mật cũng khá phát triển.

Sự phát triển ở hầu hết các loại vật nuôi là nguyên nhân tạo sự tăng trưởng cao của ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, thời tiết biến động phức tạp, nhiệt độ xuống thấp và dịch bệnh tăng là những nguy cơ đe dọa sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi trong những năm tới.

Bảng 3.5: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn Huyện Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012

1. Số lượng trâu (con) 5.438 5.457 5.450 6.104 4.993 3.856 2. Số lượng bò (con) 14.259 14.841 15.000 16.080 12.117 9.209 3. Số lượng lợn (con) 44.777 57.981 60.000 64.080 63.430 56.763 4. Số lượng gia cầm (ng. con) 754 1.050 1.150 1.322,5 1.717 1.839 5. Sản lượng thịt lợn (tấn) 3.694 3.635 3.700 4.144 4.414 4.539

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

+ Đối với dịch vụ nông nghiệp: Hoạt động dịch vụ nông nghiệp chiếm tỷ

trọng nhỏ trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và có xu hướng tăng. Cụ thể: Khâu làm đất đã được thay thế một phần máy móc góp phần quan trọng vào việc chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi trâu, bò sang chăn nuôi thương phẩm. Khâu dịch vụ làm đất hiện nay chủ yếu do các cá nhân đảm nhiệm.

Hoạt động về dịch vụ giống và chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong nông nghiệp do các HTX đảm nhiệm, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của sản xuất. Hoạt động ứng dụng tiến bộ giống cây trồng, vật nuôi vào sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp như phân bón, thốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y... chủ yếu do tư nhân đảm nhiệm. Việc quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp do tư nhân kinh doanh chưa chặt chẽ đã dẫn tới nông dân mua phải các loại vật tư nông nghiệp chất lượng thấp hoặc hàng nhái, hàng giả, gây thiệt hại cho sản xuất.

Dịch vụ về tài chính - ngân hàng đã có những đổi mới, nông dân tiếp cận các nguồn vốn vay thuận lợi hơn, song lượng vốn cho vay chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá của các hộ nông dân.

Nhìn chung, các hoạt động dịch vụ trong nông nghiệp phát triển chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hoá ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng trong giai đoạn tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)