Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở một

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.6.2. Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở một

một số địa phương trong nước

* Kinh nghiệm của Thái Bình

Thái Bình là một tỉnh duyên hải khu vực đồng bằng sông Hồng có truyền thống thâm canh lúa nước, gần 80% lực lượng lao động ở nông thôn sống dựa vào nông nghiệp là chủ yếu nên đời sống gặp nhiều khó khăn. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Thái Bình đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp tăng dần, tỷ trọng trồng trọt đặc biệt là lúa giảm tương ứng. Có thể khái quát một số kinh nghiệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thái Bình:

Thái Bình đã tập trung thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Do vậy, năng suất lúa không ngừng tăng.

Thái Bình cũng chú trọng xây dựng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi điển hình như xã Thuỵ An (huyện Thái Thuỵ) thực hiện xây dựng cánh đồng đạt giá trị sản lượng 50 triệu đồng/ha/năm.. Ngoài việc phát huy vai trò của hộ nông dân tự chủ sản xuất, kinh doanh, Thái Bình còn chú ý

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đến sự phát triển các trang trại trong nông nghiệp. Hiện nay, toàn tỉnh Thái Bình có khoảng 400 trang trại chia làm nhiều loại hình sản xuất như trang trại trồng cây lâu năm, trang trại chăn nuôi, trang trại kinh doanh tổng hợp… Chẳng hạn, với 214 trang trại nuôi trồng thuỷ sản, đã giải quyết việc làm cho 1.132 lao động, giá trị sản lượng hàng hoá đạt 31 tỷ đồng. Kết quả chung của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong 5 năm qua đạt trên 3.200 ha.

Để phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, Thái Bình chú trọng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn như điện, đường, trường, trạm, nước sạch… Đến nay, 100% số xã, phường, thị trấn đã hoàn thành các chương trình trên. Thái Bình là một tỉnh dẫn đầu cả nước về xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn. Chẳng hạn, riêng trong nông nghiệp, Thái Bình đã huy động trên 4.500 tỷ đồng đầu tư cho phát triển nông nghiệp để xây dựng mới và nâng cấp các công trình thuỷ lợi, bê tông hoá kênh mương tưới tiêu và trang bị máy móc, công cụ sản xuất thay thế cho nhiều khâu lao động nặng nhọc hiệu quả thấp. 5 năm qua đã tăng 82,5% máy bơm, máy kéo nhỏ tăng 4 lần, máy tuốt lúa tay tăng 63,8 lần, máy nghiền thức ăn gia súc tăng 17,6 lần so với năm 1990. Thái Bình rất quan tâm đến sự phát triển các dịch vụ ở nông thôn; dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp, dịch vụ tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ phòng chống bệnh tật cây trồng, vật nuôi…

Khôi phục và phát triển các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp địa phương phục vụ nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân trong tỉnh và tham gia xuất khẩu. Đến nay, tổng số làng nghề ở Thái Bình đã tăng lên 188 làng nghề (trong đó chỉ có 14 làng nghề truyền thống), tạo điều kiện giải quyết việc làm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho trên 350.000 lao động. Với số lượng đông đảo như vậy, các làng nghề ở Thái Bình đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Kinh nghiệm của Hƣng Yên:

Tốc độ tăng trưởng của Hưng Yên đạt 3,15% năm, cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi, chuyển dịch tích cực, tỷ trọng trồng trọt giảm dần, chăn nuôi thủy sản không ngừng tăng. Năng suất lúa đạt 62,6 tạ/ha/vụ, giá trị thu được 98 tr.đ/ha/năm, lúa chất lượng cao đạt trên 50%, cây ăn quả phát triển, chăn nuôi, thủy sản tăng 7,2%/năm, có khoảng 2.500 trang trại đạt tiêu chí liên bộ sản xuất hiệu quả, kinh tế hộ làm ăn khá. Có khoảng 85% số hộ dùng nước sạch, cơ giới hóa trên 90%, tưới chủ động khoảng 88%. Thu nhập bình quân đầu người 20 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 3%, bộ mặt nông thôn ngày đổi mới;…

Những giải pháp chuyển dịch kinh tế nông nghiệp của Hưng yên:

- Phát triển nông nghiệp toàn diện, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.v.v

- Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thuỷ lợi, ngành nghề nông thôn, phòng chống lũ , đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính cần tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đặc biệt dự án sản xuất giống lúa, sản xuất ngô lai, cây ăn quả, rau an toàn, mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nâng cao năng lực ngành chăn nuôi và thú y, phát triển mạnh chăn nuôi bò thịt cao sản, lợn siêu nạc, gia cầm, thủy cầm, thủy đặc sản theo hướng trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, các dự án xây dựng cho thuỷ lợi, đê điều, giao thông, … - Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ mới, giống cây con mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả vào sản xuất. Phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp có trình độ công nghệ cao, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Hỗ trợ các hoạt động xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường công tác quản lý thị trường …

- Nâng cao việc phát triển hạ tầng cơ sở ở nông thôn phục vụ cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)