Giải pháp về ruộng đất

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 89 - 92)

7. Kết cấu của luận văn

4.3.4. Giải pháp về ruộng đất

Mặc dù quy mô diện tích đất nông nghiệp của Tam Đảo rất lớn, nhưng các quy hoạch, các chương trình, các dự án phát triển Kinh tế - Xã hội, đô thị hoá... sẽ làm thay đổi việc sử dụng đất nông nghiệp.

Định hướng phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Huyện sẽ tác động đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Đến năm 2015, quỹ diện tích đất chưa sử dụng của Huyện về cơ bản vẫn giữ nguyên vì không thể đưa vào sử dụng, do đó định hướng tất yếu là phải giảm diện tích đất nông nghiệp do chuyển sang đất phi nông nghiệp.

Từ nay đến năm 2015 sẽ chuyển đổi khoảng 800 ha từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, trong đó đất sản xuất nông nghiệp năm 2015 là 350 ha và đất lâm nghiệp đến 2015 là 550 ha. Như vậy đến năm 2015, diện tích đất nông nghiệp sẽ còn 22.638,59 ha. Diện tích đất lâm nghiệp sẽ giảm mạnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

để chuyển sang đất phi nông nghiệp chủ yếu là để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, nhất là xây dựng khu du lịch Tam Đảo 2. Dự tính đến năm 2015, diện tích đất lâm nghiệp sẽ còn khoảng 14.204.33 ha.

Dù vậy, để bảo đảm an ninh lượng thực, huyện Tam Đảo vẫn cần phải lưu ý đến việc giữ đất trồng lúa và cây hàng năm. An ninh lương thực là vấn đề quan trọng chẳng những đối với mỗi quốc gia, mà còn với cả huyện Tam Đảo. Cần duy trì diện tích đất trồng lúa đến năm 2015 vào khoảng 2.130 ha; tăng diện tích trồng rau, hoa và một số loại cây ngắn ngày khác như dưa hấu, bí xanh... ở những nơi phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cho du khách. Việc dành diện tích đất cho các loại cây trồng hàng năm khác như ngô, khoai, lạc, đậu... là cần thiết, tuy nhiên cần phải tùy theo tình hình thị trường, nhu cầu tiêu dùng, tình hình phát triển của công nghiệp chế biến và khả năng giảm thiểu ô nhiễm của công nghệ chế biến tiên tiến để bố trí diện tích một cách hợp lý.

Với đất trồng cây lâu năm, cần chú trọng tăng diện tích cây ăn quả dài ngày, nhất là vải, nhãn, dứa, chuối... Cây ăn quả cũng là thế mạnh của huyện Tam Đảo do điều kiện đất đai, khí hậu và thiên nhiên ưu đãi và cũng chiếm tỷ trọng nhất định trong giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Cây ăn quả vẫn sẽ chủ yếu trồng ở vườn nhà và một số mô hình trang trại.

Định hướng đến 2015, diện tích đất phi nông nghiệp sẽ tăng nhanh do nhu cầu chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất kinh doanh phi nông nghiệp, mà chủ yếu là sang đất chuyên dùng, trước hết là sang đất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở, đất có mục đích công cộng như đất xây dựng giao thông, thủy lợi, xây dựng các công trình văn hóa xã hội, xây dựng trụ sở cơ quan, công sở... Dự báo, diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Tam đảo sẽ tăng tương ứng, đạt 7.314,97 ha vào năm 1015. Quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số sẽ dẫn đến sự tăng diện tích đất ở lên 450 ha vào năm 2015; đất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyên dùng của huyện Tam Đảo sẽ tăng từ 1.943 ha vào năm 2008 lên khoảng 2.720 ha vào năm 2015.

Chỉ riêng 2 thị trấn Hợp Châu và Đại Đình, quá trình đô thị hóa sẽ chuyển một phần lớn đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Đối với các trung tâm cụm xã, quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, việc xây dựng các thị tứ, các điểm dân cư tập trung, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội cũng sẽ đòi hỏi việc chuyển đổi một diện tích đáng kể từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.

Trong giai đoạn 2005-2010, đất ở tăng chậm nhưng trong kỳ quy hoạch đến 2020, chắc chắn quá trình đô thị hóa và sự gia tăng dân số sẽ dẫn đến sự tăng nhanh diện tích đất ở. Dự báo đất chuyên dùng của huyện Tam Đảo sẽ tăng từ 2.277,33 ha vào năm 2010 lên khoảng 2.720 ha vào năm 2015.

Như vậy, giải pháp sử dụng đất của huyện Tam Đảo đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 sẽ diễn ra theo hướng chuyển diện tích đất đất nông nghiệp, trong đó, chủ yếu là từ đất lâm nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Định hướng sử dụng đất của Tam Đảo sẽ theo hướng tăng đất dịch vụ du lịch, đất xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, đất đảm bảo an ninh lương thực, đất trồng cây ăn quả, rau, hoa và một số cây hàng năm khác. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất của Tam Đảo phải phù hợp với định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện sang Dịch vụ - Công nghiệp - Nông, lâm nghiệp.

Đất đai là tài sản lớn của quốc gia và là nguồn lực đặc biệt quan trọng không thể thay thế được trong phát triển không chỉ của nông nghiệp, mà còn của tất cả các lĩnh vực, các quá trình phát triển kinh tế, nhất là trong quá trình CNH và đô thị hóa. Để giải quyết vấn đề đất đai trên bình diện vĩ mô của toàn nền kinh tế cần có những đột phá về chính sách đất đai từ việc phân bổ lại nguồn lực đất đai cho đến khâu quản lý việc sử dụng, và tích tụ đất nông nghiệp trên cả nước. Trên thực tế, các địa phương và toàn quốc rất khó mở

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

rộng diện tích đất canh tác nên quan trọng là phải phân bổ và quản lý đất đai có hiệu quả hơn. Do vậy, việc giải quyết vấn đề đất đai của huyện Tam Đảo cũng phải dựa trên những chính sách và quy định về phân bổ và sử dụng đất trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)