Nhân tố về tổ chức sản xuất và phân công lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.4.3. Nhân tố về tổ chức sản xuất và phân công lao động

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là phạm trù khách quan nhưng lại là sản phẩm hoạt động của con người. Sự tồn tại, vận động, biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp được quyết định bởi sự tồn tại và hoạt động của các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp là cơ sở của sự hình thành và phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế và các thành phần kinh tế.

Các chủ thể kinh tế trong nông nghiệp tồn tại và hoạt động qua các hình thức tổ chức tổ chức sản xuất với các mô hình tổ chức tương ứng; Do vậy các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hình thức tổ chức trong nông nghiệp với các quy mô tương ứng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Từ những năm 1990 đến nay trong nông nghiệp nước ta kinh tế hộ được thừa nhận trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, kinh tế tư nhân được tạo điều kiện phát triển, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể được cải biến theo nội dung mới: hình thành các trang trại, các công ty tư nhân, liên doanh, liên kết… Sự thay đổi về các mô hình sản xuất nêu trên đã tạo ra những điều kiện cho nông nghiệp, nông thôn phát triển mạnh mẽ tạo ra những thay đổi đáng kể trong cơ cấu KTNN; tỷ trọng ngành trồng trọt giảm xuống, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong trồng trọt tỷ trọng cây lương thực giảm, cây công nghiệp và cây ăn quả tăng lên, hình thành vùng chuyên canh tập trung cây công nghiệp dài ngày.

Phân công lao động là chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành, các vùng và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nó có tác dụng làm đòn bẩy cho sự phát triển và nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất.

Phân công lao động là cơ sở chung cho mọi nền sản xuất hàng hóa. Như phân công lao động đặc thù thì phân chia ngành lớn thành các ngành chức năng. Như trong nông nghiệp được phân thành ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, ngành trồng trọt lại được phân thành ngành chức năng như cây công nghiệp, cây lương thưc, cây thực phẩm...

Quá trình phân công lao động xã hội là quá trình bố trí lại lao động cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phân công lao động càng phát triển thì năng suất lao động càng cao, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế càng được đẩy mạnh.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)