Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyệnTam Đảo đến

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 80)

7. Kết cấu của luận văn

4.2.2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyệnTam Đảo đến

đến năm 2015

- Đối với ngành trồng trọt:

Phát triển theo hướng đa dạng, phát huy ưu thế sinh thái, kết hợp ứng dụng quy trình sản xuất sinh học bền vững. Tạo vùng sản xuất chuyên cho những sản phẩm đặc trưng như lúa, rau, cây dược liệu, vùng cây ăn quả có vườn tạo cảnh quan. Thực hiện tốt các chương trình trọng điểm trong phát triển các sản phẩm chủ lực của ngành trồng trọt.

Đối với sản xuất lúa duy trì diện tích để đảm bảo an ninh lương thực và tăng quy mô bằng thâm canh tăng vụ, tập trung sản xuất lúa năng suất và chất lượng cao. Đối với màu chú ý tăng đất trồng ngô, nhất là ngô ngọt tạo sản phẩm phục vụ khách du lịch. Gắn kết giữa sản xuất trồng trọt với sơ chế, đóng gói, bảo quản và chế biến tăng chất lượng sản phẩm và bảo quản.

- Đối với ngành chăn nuôi:

Tập trung phát triển mạnh chăn nuôi, nhất là chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiếp tục đưa chăn nuôi lờn thành ngành sản xuất chính và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong giỏ trị sản xuất ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung theo hình thức kinh tế trang trại. Khuyến khích phát triển các giống gia súc, gia cầm có giá trị kinh tế, có độ an toàn thực phẩm cao như nuôi lợn hướng nạc, gia cầm đặc sản. Chú trọng phát triển những sản phẩm mới như nhím, thỏ, lươn, dế... Khuyến khích phát triển chăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nuôi tập trung theo mô hình các trang trại, đặc biệt nuôi gia cầm theo mô hình vườn đồi.

- Đối với ngành lâm nghiệp:

Lâm nghiệp là ngành có thế mạnh của huyện Tam Đảo. Phát triển lâm nghiệp Tam Đảo tập trung vào 3 hướng chính: Phát triển vùng nguyên liệu chế biến gỗ. Xây dựng và khai thác rừng tự nhiên dưới dạng khoanh nuôi tái sinh và khai thác các nguồn lợi từ vốn đặc dụng (dược liệu và dịch vụ du lịch, bảo tồn nguồn gen...). Giữ vững và tăng độ che phủ rừng lên 65% vào năm 2015 và duy trì vào các năm sau.Trong những năm quy hoạch, lâm nghiệp sẽ tăng trưởng khá do tăng thu từ trồng, nuôi rừng và tạo mức tăng trưởng dương của khai thác vào năm 2012-2015 ở các diện tích rừng trồng.

- Đối với ngành thủy sản:

Tăng cường đầu tư thâm canh, đẩy nhanh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng cải tạo vùng trũng trồng lúa kém hiệu quả; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản, chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh và thâm canh.

Thuỷ sản là ngành của Huyện hiện có tiềm năng phát triển ở các hồ thủy lợi và thủy đặc sản ôn đới đã thử nghiệm thành công ở huyện Tam Đảo; ở một số mô hình chuyển đổi lúa sang cá.

Trong những năm tới, khi hồ đập của các công trình thủy lợi được mở rộng, diện tích mặt nước có thể nuôi trồng thuỷ sản tăng lên.

Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nhằm khai thác các nguồn lực tạo thêm tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành nông, lâm thuỷ sản trên địa bàn Huyện cả ở ao hồ ở các xã và các hồ thủy lợi. Nghiên cứu mở rộng mô hình nuôi cá Hồi để phát triển trên các vùng có điều kiện của huyện.

- Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

vùng lãnh thổ là tập trung nguồn lực phát triển sản xuất, tăng tỷ trọng các loại cây, loại con có năng suất cao và có giá trị kinh tế, phù hợp với điều kiện phát triển của vùng lãnh thổ đó chứ không phát triển theo kiểu dàn trải, tập trung cho phát triển ngành, nghề mà những lĩnh vực kinh tế nông nghiệp có lợi thế; hạn chế các ngành nghề không phù hợp với điều kiện thực tế của huyện.

4.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)