7. Kết cấu của luận văn
3.4.2. Những tồn tại, yếu kém và nguyên nhân chủ yếu
* Những hạn chế, yếu kém
Nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp vẫn chưa thoát khỏi tình trạng sản phẩm nông nghiệp “Được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá”; đây là bài toán cần tìm ra lời giải không chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện Tam Đảo mà trong cả nước để giúp cho người nông dân yên tâm sản xuất không lo sản phẩm làm ra không tiêu thu được. Những hạn chế, yếu kém trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện thể hiện ở những điểm chính như sau:
Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra chậm, cơ cấu nông lâm nghiệp (chiếm 51,33%) tốc độ và chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc, hạn chế trong việc phát huy yếu tố nội lực, kinh tế hàng hóa qui mô còn nhỏ bé, việc huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư còn khó khăn; Trong nông nghiệp chủ yếu vẫn là cây lương thực, trong cây lương thực chủ yếu là cây lúa, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông, lâm nghiệp chưa cao, sản xuất nông nghiệp vẫn mang tính độc canh, chưa khai thác hết lợi thế của huyện; Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Một bộ phận nhân dân còn còn tính trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước, chậm đổi mới để vươn lên, trình độ văn hóa, nhận thức có mức độ, còn tư tưởng bằng lòng với hiện tại.
Chưa hình thành tiểu vùng chuyên môn hóa của huyện, sản xuất của các vùng và tiểu vùng rất phân tán. Việc nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả chưa được đẩy mạnh.
Phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, ruộng đất còn manh mún, nhỏ lẻ. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế, đặc biệt cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu, mức độ đầu tư chưa thỏa đáng, tính toán thiết kế tưới tiêu hiệu quả còn thấp, việc quản lí khai thác công trình thuỷ lợi chưa tốt, thiếu nguồn vốn để sửa chữa nâng cấp, mặt khác ý thức khai thác sử dụng của người dân còn tình trạng “Cha chung không ai khóc”, nên phát huy hiệu quả còn hạn chế. Việc bố trí vốn đầu tư các công trình còn dàn trải đầu tư thiếu trọng điểm cũng là yếu tố ảnh hưởng giám năng suất cây trồng, vật nuôi và năng suất lao động không cao.
Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu sản phẩm thô, dẫn tới vào thời vụ thì ế thừa, trái vụ lại thiếu hụt, mặt khác không có khả năng cạnh tranh. Chăn nuôi là thế mạnh nhưng phát triển chưa tương xứng với qui mô, chưa ổn định, trồng trọt chưa kết hợp tận dụng sản phẩm phụ của chăn nuôi do đó còn lãng phí, không có hàng nông sản chất lượng cao phục vụ thị trường. Công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch còn ở trình độ thấp.
Trình độ cán bộ quản lý, nhất là lĩnh vực kinh tế nông nghiệp nông thôn nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng khi thực hiện các chương trình kinh tế trọng tâm về nông nghiệp, cán bộ cơ sở chỉ thực hiện theo chỉ dẫn chứ chưa nghiên cứu đề xuất giải pháp để phù hợp thực tế địa phương phù hợp tiềm năng, thế mạnh, vẫn tình trạng thực hiện chung, lúng túng chưa cụ thể khi lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì có hiệu quả. Các mô hình phát triển kinh tế chủ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ yếu do nhân dân tự phát.
* Nguyên nhân tồn tại
Thiếu vốn đầu tư phát triển sản xuất đặc biệt là đầu tư cho công nghiệp chế biến nông sản. Hệ thống kênh mương, thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp của huyện hiệu quả chưa cao, một số công trình đã xuống cấp, chưa tạo được môi trường phát triển mạnh mẽ nông nghiệp đặc biệt là các xã vùng sâu vùng xa.
Tình trạng lao động thiếu việc làm còn nhiều, khi hết mùa vụ lãng phí lao động nông nhàn, vẫn còn nặng tư tưởng bảo thủ, trì trệ, làm cho thu nhập của xã hội giảm, đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ quản lý tổ chức và chuyên môn chuyên sâu về nông nghiệp còn thiếu và trình độ năng lực thấp, các mô hình trình diễn, các dự án thí điểm còn ít dẫn đến người dân khi chưa được “mục sở thị” nên chất lượng lao động nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế hàng hóa.
Chưa có cơ chế, giải pháp thích hợp để kích cầu, phát triển các làng nghề truyền thống như mây tre đan, thủ công mỹ nghệ, … Thị trường nông nghiệp phát triển chậm là yếu tố cản trở quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bởi vì thị trường đầu vào và đầu ra hoạt động chưa nhịp nhàng kém hiệu quả.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh sản xuất còn gặp nhiều trở ngại như: ruộng đất manh mún, đồi núi, trình độ dân trí thấp, do đó sức mua tiêu dùng thấp ảnh hướng đến lượng tiêu thụ của thị trường. Chưa hình thành các trạm trại giống nghiên cứu ứng dụng để chủ động giống có chất lượng cung ứng các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng được nhu cầu người sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN TAM ĐẢO
4.1. Quan điểm và định hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Tam Đảo trong thời gian tới