Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 68)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.3. Chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp

Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ ngành lâm nghiệp đã được triển khai, vì vậy ngành lâm nghiệp có bước phát triển khá. Tổng diện tích đất lâm nghiệp có rừng toàn huyện năm 2010 là 14.618,35 ha cơ cấu so với tổng diện tích tự nhiên là 61,97%. Đất rừng sản xuất 1752,28 ha, rừng phòng hộ 537,66 ha, rừng đặc dụng 12328,41 ha, đất trồng rừng sản xuất 423,13 ha, đất ươm cây giống 3,42 ha. Đến năm 2012, các diện tích trên có sự biến động không đáng kể. Sự biến động chủ yếu ở chất lượng của rừng.

Hiện tại, phần lớn đất rừng trong Huyện do 2 đơn vị quản lý là Vườn Quốc gia Tam Đảo và Lâm trường Tam Đảo. Trong tổng số 9 xã của huyện có 7 xã nằm trong vùng đệm của vườn quốc gia Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kể từ khi Vườn quốc gia Tam Đảo được thành lập, tài nguyên rừng đã và đang từng bước được phục hồi phát triển, làm giàu thêm, nguồn sinh thuỷ cho các công trình thuỷ lợi đang từng bước được cải thiện rõ rệt.

Bảng 3.6: Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp trên địa bàn Huyện Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Diện tích lâm nghiệp (ha) 7.181 7.260 7.320 7.345 7.356 7.391

- Diện tích rừng tự nhiên 7.007 7.041 7.100 7.100 7.100 7.100 - Diện tích rừng trồng 174 219 220 235 256 291

2. GTSX ngành lâm nghiệp (tỷ đồng, giá 1994)

+ Trồng và nuôi rừng 645 717 750 790 812 836 + Khai thác lâm sản 2.364 2.617 3.050 3.161 3.198 3.204

- Tổng GTSX 3.009 3.334 3.800 3.951 4.010 4.040

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Tam Đảo

Trong những năm 2007-2012, hoạt động lâm nghiệp của huyện Tam Đảo thực hiện cả ở trồng, chăm sóc rừng và khai thác lâm sản. Tuy nhiên, quy mô các hoạt động nhỏ. Đối với hoạt động trồng và chăm sóc rừng, quy mô giá trị sản xuất từ 395-790 triệu/năm (chưa kể hoạt động của Vườn quốc gia Tam Đảo). Kết quả trồng chủ yếu dựa vào nguồn vốn ngân sách đối với chăm sóc rừng phòng hộ và vốn đầu tư của dân đối với rừng sản xuất.

Đối với khai thác lâm sản, quy mô ở mức 3-4 tỷ/năm, chủ yếu thu nhặt từ rừng và khai thác rừng ở khu vực rừng sản xuất của Huyện. Nhìn chung, giá trị sản xuất lâm nghiệp tính theo giá 1994 của Huyện có quy mô nhỏ và biến động theo xu tăng theo giai đoạn 2007-2012. Vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của lâm nghiệp là mối quan hệ giữa Vườn quốc gia với người dân trong vùng đệm của khu vực bảo tồn của Vườn, trong đó việc đảm bảo đời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sống người dân vùng đệm và việc thực hiện mục tiêu bảo tồn rừng đang có những mâu thuẫn.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn huyện tam đảo, tỉnh vĩnh phúc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)