4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Th ực trạng cán bộlãnh đạo cấp sở
4.1.2. Chất lượng đội ngũ cán bộc ấp sở của tỉnh
Thời gian qua, đội ngũ cán bộ cấp sở của tỉnh thường xuyên được quan tâm củng cố, kiện toàn, chất lượng ngày một nâng cao. Theo số liệu tổng hợp qua các nhiệm kỳ cán bộ lãnh đạo cấp sở của tỉnh Bắc Giang cho
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42 thấy: Trình độ học vấn và trình độ chính trị của cán bộ cấp sở ngày được nâng lên, đa số cán bộ lãnh đạo cấp sở đều có trình độ chuyên môn đại học, trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp trở lên, số lượng cán bộ có bằng tiến sĩ, thạc sĩ tăng rất nhanh; số cán bộ có trình độ trung cấp đã dần không còn; hầu hết cán bộ đã được đào tạo qua các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quốc phòng – an ninh; cơ bản các cán bộ lãnh đạo cấp sở đã có kiến thức về ngoại ngữ A,B,C, tin học văn phòng. Điều đó chứng tỏ rằng, Ban Thường vụ tỉnh ủy Bắc Giang đã rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng về các mặt cho đội ngũ cán bộ này. Với chất lượng cán bộ cấp sở như vậy cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, bảng 4.2:
Bảng 4.2: Một số chỉ tiêu chất lượng cán bộ cấp sở tỉnh Bắc Giang
Chỉ tiêu Qua các nhiệm kỳ
2000-2005 2005-2010 2010-2015
- Trình độ giáo dục phổ thông (%) 100 100 100 - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ (%)
+ Trên đại học 9,8 18,9 27,6 + Đại học 83,2 81,1 72,4 + Cao đẳng + trung cấp 7,0 0 0 - Trình độ lý luận (%) + Cử nhân 12,6 18,9 25,0 + Cao cấp 52,3 78,1 72,8 + Trung cấp 28,1 3,0 2,2 + Sơ cấp 7,0 0 0 (Nguồn: Ban Tổ chức Tỉnh ủy)
Đội ngũ cán bộ cấp sở của tỉnh hầu hết đều có lập trường chính trị vững vàng; luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới của đất nước; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực lãnh đạo, điều hành và tổ chức
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43 thực hiện nhiệm vụ chính trị; tích cực tu dưỡng, rèn luyện về đạo đức lối sống; tác phong công tác sâu sát cơ sở, được quần chúng tín nhiệm; hàng năm, phần lớn đều được các tổ chức Đảng, chính quyền đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua khảo sát, điều tra đánh giá cán bộ lãnh đạo tại các sở, ban, ngành cho thấy, biểu 4.1:
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)
Biểu đồ 4.1: Kết quảđánh giá chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp sở của tỉnh Bắc Giang
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số cán bộ lãnh đạo cấp sở chưa thật sự mẫu mực, thiếu tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, có lối sống thực dụng, buông thả, xa hoa, lãng phí, xa rời quần chúng dẫn đến sai phạm, phải xem xét xử lý kỷ luật; có biểu hiện tư tưởng hoang mang dao động, lo lắng trước diễn biến phức tạp của tỉnh hình thế giới và trong nước; không kiên quyết đấu tranh chống những tư tưởng sai trái. Có cán bộ bằng lòng tự mãn với những gì đã có, không tích cực học tập vươn lên, dẫn đến tụt hậu về nhận thức và thường giữ những thói quen kiểu cũ, áp đặt ý kiến cá nhân với tập thể, hạn chế dân chủ nội bộ, dẫn đến tập thể mất đoàn kết và trì trệ. 80,6% 13,6% 1,2% 4,6% Hoàn thành tốt nhiệm vụ, có khả năng đảm nhiệm chức vụ cao hơn Có triển vọng nhưng cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ
Hoàn thành nhiệm vụ, ổn đi‘nh công tác
Cần phân công bố trí lại công tác cho phù hợp
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44 Theo số liệu điều tra về đánh giá chất lượng cán bộ lãnh đạo cấp sở hiện nay cho thấy: 80,6% cán bộ đã được đào tạo cơ bản, hoàn thành tốt nhiệm vụ; 13,6% có triển vọng nhưng cần đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức, năng lực tổ chức thực tiễn; 4,6% hoàn thành nhiệm vụ, ổn định công tác; 1,2% cần phân công bố trí lại công tác cho phù hợp.