Nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp sở tại tỉnh bắc giang (Trang 90 - 92)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Th ực trạng cán bộlãnh đạo cấp sở

4.5.5. Nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong quy hoạch

quan, sở, ban, ngành tỉnh; xem xét phát hiện, lựa chọn bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới, đồng thời đưa ra khỏi quy hoạch những cán bộ không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, để hoàn chỉnh QHCB.

Việc bổ sung, hoàn chỉnh QHCB hàng năm phải thực hiện một cách thận trọng, theo đúng phương châm, bảo đảm các nguyên tắc nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ và phải làm đầy đủ nội dung các bước theo quy trình quy định.

4.5.5. Nâng cao cht lượng công tác qun lý, đào to, bi dưỡng cán btrong quy hoch trong quy hoch

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh, đáp ứng yêu cầu công tác quy hoạch trong thời gian tới cần tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, không ngừng nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp

uỷ, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và đội ngũ cán bộ, đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, làm cho mỗi cán bộ tự giác hăng hái học tập và học tập đạt chất lượng tốt.

Hai là, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, thường xuyên chỉ đạo việc điều tra, khảo sát nắm chắc thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có, căn cứ vào QHCB của cơ quan, đơn vị mình, dự kiến chính xác nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo từng thời gian, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đối với đội ngũ cán bộ được phân cấp quản lý. Phải tiến hành đánh giá đúng cán bộ, có phương án bố trí, sử dụng, luân chuyển cán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82 bộ một cách hợp lý sau khi đã được đào tạo, bồi dưỡng cơ bản về các mặt; đặc biệt là những cán bộ đạt kết quả cao trong học tập như tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi, có công trình nghiên cứu khoa học tại các trường đại học.

Ba là, hàng năm, các sở, ban, ngành tỉnh chủ động phối hợp với các

cơ quan liên quan để xây dựng kế hoạch mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tại tỉnh và cử cán bộ đi học dài hạn; phối hợp tham mưu với BTV Tỉnh uỷ xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh trong một giai đoạn dài, từ nay đến năm 2020 trong đó nên nghiên cứu xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh ở nước ngoài, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là, nâng cao năng lực của các cơ sở làm nhiệm vụ đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ của tỉnh.

Tổ chức điều tra, nắm chắc thực trạng cơ sở vật chất để có kế hoạch từng bước củng cố, nâng cấp, xây dựng mới hệ thống các phòng, lớp học, tăng cường đầu tư theo hướng hiện đại hoá các trang, thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh nhằm đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trong điều kiện kinh phí cho phép.

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy: Nội dung, chương trình từng lớp phải bám sát quy định, hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền ở TW, nội dung chương trình giảng dạy phải thiết thực, gắn với đặc điểm cụ thể của địa phương, phương pháp giảng dạy khoa học, dễ hiểu, dễ nhớ, hiệu quả cao. Thực hiện lồng ghép nội dung, chương trình một số lớp để tránh sự trùng lắp, lãng phí; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo từng chức danh cán bộ. Kết thúc mỗi khoá học, lớp học phải có tổng kết, đánh giá kết quả giảng dạy và học tập để rút kinh nghiệm.

Năm là, huy động mạnh mẽ các nguồn kinh phí để tăng cường đầu tư

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 các dự án, nguồn tài trợ; nguồn đóng góp của các cơ quan, đơn vị cử cán bộ đi học; cán bộ đóng góp và các nguồn kinh phí khác. Nghiên cứu đổi mới chính sách hỗ trợ kinh phí đối với cán bộ được cử đi học theo kế hoạch, chính sách ưu đãi trong đào tạo, thu hút nhân tài của tỉnh.

Sáu là, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, chính quy, không chính quy và mở những lớp bồi dưỡng ngắn ngày để trang bị kiến thức cơ bản, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ. Phương châm cán bộ thiếu, cần mặt nào, đào tạo, bồi dưỡng về mặt đó; đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm theo QHCB, gắn với mục đích bố trí sử dụng cán bộ.

Bẩy là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thực tiễn, có cơ

chế chính sách động viên, khuyến khích, theo dõi, giám sát quá trình cán bộ tự học hỏi, nghiên cứu, rèn luyện trong thực tế công tác, thông qua việc từng bước giao thêm việc cho cán bộ để thử thách và đánh giá kết quả hoàn thành các công việc được giao; chú trọng giáo dục về lý tưởng cộng sản, đạo đức cách mạng, phong cách làm việc dân chủ, khoa học, phương pháp giải quyết các tình huống trong quản lý cho cán bộ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp sở tại tỉnh bắc giang (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)