4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Th ực trạng cán bộlãnh đạo cấp sở
4.5.1. Nâng cao nhận thức về công tác quy hoạch cán bộ
Nâng cao nhận thức về công tác QHCB là giải pháp quan trọng hàng đầu của công tác quy hoạch cán bộ. Để thực hiện tốt được giải pháp này thủ trưởng các sở trong tỉnh phải xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác QHCB, cần tiếp tục quán triệt sâu rộng trong toàn thể cán bộ, đảng viên, những quan điểm cơ bản của Đảng được thể hiện ở nghị quyết đại hội, nghị quyết của Ban Chấp hành TW Đảng các khoá, nhất là Nghị quyết 42- NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IX), Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương, Kế hoạch của BTV Tỉnh uỷ, Hướng dẫn của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ về công tác QHCB, làm cho toàn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 72 thể đội ngũ cán bộ, đảng viên nhận thức rõ hơn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng và yêu cầu cấp bách của công tác QHCB, từ đó tự giác, quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra, xây dựng và nâng cao chất lượng công tác QHCB ở cơ quan mình.
Trước mắt, cần thống nhất một sốđiểm trong nhận thức về công tác QHCB như sau:
- Công tác QHCB nhằm tạo nguồn cán bộ cho trước mắt và lâu dài, trong đó bao gồm cả cán bộ đương chức (có khả năng tái cử hoặc bổ nhiệm lại vào chức vụ hiện giữ) và cán bộ mới được giới thiệu bổ sung.
- Công tác cán bộ bao gồm nhiều nội dung, trong đó QHCB phải gắn kết với các khâu khác trong công tác cán bộ, như: Nhận xét, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp, bố trí và luân chuyển cán bộ; trong đó công tác đánh giá cán bộ là khâu quan trọng, là yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành công tác quy hoạch cán bộ.
- Công tác QHCB phải bảo đảm phương châm "mở" và "động", cụ thể như sau:
Quy hoạch "mở" là một chức danh cán bộ có thể thực hiện quy hoạch từ 2-3 người và một người có thể quy hoạch từ 2-3 chức danh; không khép kín trong từng địa phương, đơn vị, mà cần mở rộng nguồn đưa vào quy hoạch cả cán bộ công tác ở các ngành, cơ quan khác, trong phạm vi quản lý có đủ tiêu chuẩn và điều kiện đảm nhiệm được chức danh quy hoạch.
Quy hoạch "động" là quy hoạch không cố định, mà được rà soát thường xuyên để bổ sung, điều chỉnh hàng năm; đưa ra khỏi quy hoạch những người không còn đủ tiêu chuẩn và điều kiện, không có triển vọng phát triển; đồng thời bổ sung vào quy hoạch những nhân tố mới có triển vọng phát triển.