Tổ chức triển khai quy hoạch cán bộc ấp sở

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp sở tại tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Th ực trạng cán bộlãnh đạo cấp sở

4.2.2. Tổ chức triển khai quy hoạch cán bộc ấp sở

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang tổ chức nghiêm túc việc học tập, nghiên cứu, quán triệt, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị về công tác QHCB; đã chủ động cụ chế hoá các nội dung nghị quyết của Trung ương thành các chương trình, kế hoạch, đề án... cụ thể, sát hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh để thực hiện. Theo đó, nêu rõ mục đích, yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ, phương châm, phương pháp, quy trình các bước tiến hành và yêu cầu tập thể lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh phải chuẩn bị tốt cho việc xây dựng quy hoạch.

- Đối với các sở, ban, ngành tỉnh:

Thứ nhất, tổ chức rà soát quy hoạch cán bộ hiện có, tiến hành phân

loại cán bộ có triển vọng đảm nhận chức vụ cao hơn; cán bộ tiếp tục đảm nhiệm chức vụ hiện giữ; cán bộ cần tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng; cán bộ không đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tiếp tục quy hoạch. Trên cơ sở rà soát, lập danh sách những cán bộ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn tiếp tục đưa vào quy hoạch; đồng thời rà soát nguồn cán bộ, lập danh sách những nhân tố mới đủ điều kiện, tiêu chuấn báo cáo thường trực cấp ủy và tập thể lãnh đạo cơ quan trước khi thực hiện quy trình đánh giá cán bộ. Chú ý tính kế thừa và phát triển trong quy hoạch.

Thứ hai, khi đánh giá cán bộ về trình độ đào tạo, nhất là đối với cán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48 hiện tại, chú ý đến cán bộ được đào tạo chính quy đưa vào quy hoạch để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn; đánh giá năng lực thực tiễn, cần chú đến hiệu quả công tác tính chủ động sáng tạo; mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao; khả năng đoàn kết, quy tụ; năng lực tổ chức, điều hành; triển vọng phát triển.

Thứ ba, bộ phận tổ chức cán bộ có trách nhiệm tổng hợp đầy đủ kết

quả đánh giá, các thông tin về cán bộ; đề xuất danh sách cán bộ dự kiến đưa vào quy hoạch để báo cáo cấp ủy, lãnh đạo cơ quan cho ý kiến trước khi đưa ra lấy ý kiến giới thiệu; danh sách bỏ phiếu giới thiệu ở các bước 1, bước 2, bước 3 phải có số lượng nhiều hơn số lượng tối đa dự kiến đưa vào quy hoạch; công tác quy hoạch cán bộ phải được tổ chức thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định.

Thứ tư, cán bộ đưa vào nguồn quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp sở phải đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, độ tuổi, đúng đối tượng theo quy định, đối với cán bộ dưới 40 tuổi có bằng tốt nghiệp đại học hệ chính quy về chuyên môn và trung cấp về lý luận chính trị trở lên (không dưới 15%); cán bộ 40 đến 50 tuổi (khoảng 55-65%); trên 50 tuổi (khoảng 20-30%); số lượng đưa vào quy hoạch phải có cán bộ nữ (không dưới 15%); quan tâm chú ý đến cán bộ trẻ và cán bộ là người dân tộc thiểu số.

Thứ năm, quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo cấp sở tối thiểu

phải quy hoạch 2-3 người vào 01 chức danh; không quy hoạch 01 người vào quá 04 chức danh; không quy hoạch 01 chức danh quá 04 người.

- Đối với Ban Tổ chức Tỉnh ủy:

Căn cứ văn bản chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp sở; tổng hợp nguồn quy hoạch các chức danh lãnh đạo cấp sở của tỉnh, báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy để phê quyệt theo quy định.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp sở tại tỉnh bắc giang (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)