4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Th ực trạng cán bộlãnh đạo cấp sở
4.5.4 Thực hiện đúng quy trình trong công tác quy hoạch cán bộ
Quy trình QHCB là trình tự các bước cần thực hiện trong công tác QHCB, nhằm bảo đảm các nguyên tắc, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch. Một trong những hạn chế của công tác QHCB hiện nay là việc quán triệt thực hiện quy trình quy hoạch ở một số cơ quan, đơn vị trong tỉnh còn chưa đầy đủ và nghiêm túc, dẫn đến còn lúng túng, bị động, chậm trễ, có khi vi phạm các nguyên tắc trong QHCB. Phương pháp và quy trình QHCB gồm các bước sau đây:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
4.5.4.1. Chuẩn bị xây dựng quy hoạch
Trước khi thực hiện quy trình QHCB, phải tập trung chỉ đạo xây dựng xong QHCB lãnh đạo, quản lý ở cấp dưới, làm cơ sở để phát hiện nguồn cho QHCB cấp mình. Sau đó rà soát đội ngũ cán bộ và nhận xét, đánh giá cán bộ:
Ban thường vụ cấp uỷ chỉ đạo tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá, phân tích thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ đương chức cả về số lượng, chất lượng cơ cấu. Đồng thời chỉ đạo tiến hành nhận xét, đánh giá đối với từng cán bộ thuộc diện mình quản lý về phẩm chất, năng lực, trình độ, tín nhiệm, độ tuổi, sức khoẻ... trên cơ sở đó, phân loại: Cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ có triển vọng đảm nhận chức vụ cao hơn; cán bộ vẫn tiếp tục đảm nhận chức vụ cũ; cán bộ cần được đào tạo bồi dưỡng thêm để hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao; cán bộ không đủ điều kiện tiếp tục giữ cương vị cũ trong nhiệm kỳ mới (cần phân công lại hoặc nghỉ hưu...) để đưa vào quy hoạch những cán bộ đủ điều kiện và tiêu chuẩn quy định.
4.5.4.2. Các bước tiến hành quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp sở
Bước 1: Tổ chức hội nghị gồm toàn thể cán bộ trong cơ quan.
Trên cơ sở quy hoạch đã có, kết quả rà soát cán bộ và định hướng quy hoạch của cấp mình, bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan tổng hợp các thông tin về cán bộ, đề xuất danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch để báo cáo lãnh đạo cơ quan, đơn vị thảo luận trước khi tổ chức hội nghị.
Tại hội nghị: Căn cứ thông tin về cán bộ và danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch, các đồng chí tham dự hội nghị bỏ phiếu kín giới thiệu nguồn quy hoạch (trong và ngoài danh sách đã chuẩn bị). Bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị thu phiếu và tổng hợp kết quả báo cáo tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị cho ý kiến chuẩn bị danh sách dự kiến quy hoạch cán bộ.
Bước 2: Tổ chức hội nghị trưởng, phó phòng, ban và lãnh đạo các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 Bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị tổng hợp kết quả quy hoạch, các thông tin cần thiết về cán bộ và kết quả giới thiệu nguồn quy hoạch tại hội nghị cán bộ (ở bước 1) để báo cáo lãnh đạo cơ quan cho ý kiến về phương án quy hoạch.
Tại hội nghị: Sau khi nghiên cứu phương án quy hoạch đã chuẩn bị, hội nghị thảo luận, bỏ phiếu kín giới thiệu cán bộ nguồn đưa vào quy hoạch. Bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan, đơn vị thu phiếu và tổng hợp kết quả báo cáo cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan đơn vị cho ý kiến chuẩn bị danh sách dự kiến quy hoạch cán bộ.
Bước 3: Tổ chức hội nghị lãnh đạo cơ quan để thảo luận và quyết
định quy hoạch.
Trên cơ sở danh sách QHCB, hội nghị thảo luận và bỏ phiếu kín quyết định danh sách quy hoạch cán bộ. Khi bỏ phiếu, mỗi thành viên dự hội nghị có thể chọn tối thiểu 3 đến 5 người cho một chức danh và có thể giới thiệu một người để quy hoạch 2 đến 3 chức danh. Những đồng chí được trên 50% tổng số thành viên dự hội nghị bỏ phiếu tán thành thì đưa vào danh sách quy hoạch.
Bước 4: Tổng hợp báo cáo đề nghị xác nhận quy hoạch:
Khi thực hiện các bước trong quy trình QHCB, tập thể lãnh đạo các
cơ quan, đơn vị thường xuyên phối hợp chặt chẽ với BTC Tỉnh uỷ. Sau khi thực hiện xong các bước thì tổng hợp báo cáo kết quả QHCB của cơ quan, đơn vị mình báo cáo BTV Tỉnh uỷ xem xét xác nhận quy hoạch các chức danh cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan, đơn vị.
Hồ sơ cán bộ trong quy hoạch trình đề nghị xem xét xác nhận gồm:
Sơ yếu lý lịch (mẫu 2C/TCTW); bản tự kiểm điểm đánh giá của cá nhân; bản nhận xét đánh giá của chi uỷ cơ sở nơi cán bộ công tác; bản nhận xét của chi uỷ nơi cán bộ cư trú; bản nhận xét của cấp uỷ, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị có thẩm quyền; bản sao (có xác nhận của cơ quan quản lý cán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 bộ) các văn bằng về trình độ chuyên môn và LLCT; bản kê khai tài sản. Hồ sơ cán bộ được lưu trữ tại bộ phận tổ chức cán bộ của cơ quan đơn vị theo thẩm quyền quy định phân cấp quản lý cán bộ của BTV Tỉnh uỷ.
4.5.4.3. Hàng năm kiểm tra, rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cán bộ
Hàng năm, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác QHCB ở các sở, ban, ngành tỉnh kịp thời phát hiện, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, thiếu sót; cụ thể là:
Một là, đối với tập thể lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh:
- Kiểm tra, đánh giá việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị và các văn bản, kế hoạch, hướng dẫn của TW và của tỉnh về QHCB, ngăn ngừa tình trạng làm hình thức, không đúng kế hoạch đề ra.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quan điểm, phương châm, nguyên tắc của Đảng, nội dung các bước quy trình xây dựng QHCB ở các cơ quan, đơn vị, cần xem xét chất lượng cán bộ đưa vào quy hoạch. Việc gắn kết QHCB với các khâu khác trong công tác cán bộ, như: Nhận xét, đánh giá cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ được thực hiện như thế nào.
- Kiểm tra việc đánh giá, sơ kết, tổng kết về công tác QHCB, qua đây làm rõ những việc đã làm được, chưa làm được, những khó khăn, vướng mắc cần phải tháo gỡ, rút ra những kinh nghiệm để thực hiện ngày tốt hơn công tác QHCB.
- Kiểm tra người đứng đầu cơ quan, tổ chức và cán bộ tham mưu về công tác QHCB, nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân trong việc chỉ đạo hoặc tham mưu về công tác QHCB.
- Kiểm tra, đánh giá đúng những cán bộ được đưa vào QHCB về: Hồ sơ lý lịch, các loại văn bằng, chứng chỉ được đào tạo; việc chấp hành các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần trách nhiệm, mức độ hoàn thành các nhiệm vụ được giao; uy tín trước quần chúng nhân dân.
Hai là, sau khi đã kiểm tra, đánh giá đúng thực chất công tác quy