Nâng cao chất lượng công tác luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp sở tại tỉnh bắc giang (Trang 92 - 97)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Th ực trạng cán bộlãnh đạo cấp sở

4.5.6. Nâng cao chất lượng công tác luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ

Công tác QHCB và công tác bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ có quan hệ mật thiết với nhau, làm tốt công tác QHCB sẽ tạo nguồn cán bộ dồi dào, đáp ứng yêu cầu bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ. Ngược lại thực hiện QHCB phải gắn liền với việc bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ một cách hợp lý, từng bước đưa cán bộ trong quy hoạch vào các vị trí phù hợp, để qua công tác thực tế các đồng chí đó được rèn luyện, thử thách, tạo uy tín và vị thế cần thiết, chuẩn bị cho việc giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm vào các chức danh quy hoạch.

Để nâng cao chất lượng công tác luân chuyển, bố trí, sử dụng cán bộ trong quy hoạch cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 84 Để nâng cao chất lượng công tác luân chuyển cán bộ, trước hết phải tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức tư tưởng trong các cơ quan, tổ chức trực tiếp làm công tác tổ chức - cán bộ. Cán bộ trong diện luân chuyển và tập thể lãnh đạo nơi cán bộ luân chuyển đi, nơi cán bộ luân chuyển đến phải nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc luân chuyển cán bộ trong tình hình hiện nay.

Cần xác định việc “lên, xuống” chức vụ, việc “vào, ra” cấp uỷ cũng như việc điều động, bố trí lại đội ngũ cán bộ là việc bình thường, xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ khác nhau. Luân chuyển cán bộ là nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thực tiễn, là quá trình bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong lãnh đạo, quản lý, điều phối cán bộ giữa các cấp, các ngành, các địa phương, tăng cường cán bộ cho những vùng, những lĩnh vực đang có khó khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ cán bộ. Luân chuyển cán bộ chỉ thực hiện chủ yếu đối với cán bộ trẻ, có triển vọng và phải nằm trong quy hoạch; luân chuyển cán bộ theo cả “chiều ngang và chiều dọc”, phải làm cho việc luân chuyển cán bộ trở thành việc làm bình thường, thành nền nếp thường xuyên trong công tác cán bộ. Thời gian luân chuyển cán bộ ít nhất phải là 3 năm mới đủ thời gian để đánh giá hiệu quả của công tác luân chuyển cán bộ.

Hai là, xây dựng, thực hiện quy trình luân chuyển cán bộ một cách thống nhất và khoa học:

Căn cứ vào quy hoạch cán bộ đã được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của thực tiễn, năng lực, sở trường, nhu cầu công tác của cán bộ; cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị quyết định việc xây dựng kế hoạch, biện pháp luân chuyển cán bộ thuộc diện mình quản lý. Thực tế cho thấy, việc giải quyết, xử lý các vấn đề về luân chuyển cán bộ có hiệu quả cần tuân thủ một quy trình, thủ tục chặt chẽ, khoa học sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 85

Bước 1: Ban Thường vụ Tỉnh uỷ tổ chức quán triệt chủ trương, chính

sách về luân chuyển cán bộ. Việc quán triệt Nghị quyết chỉ tổ chức một lần trên phạm vi toàn tỉnh, sau đó sử dụng các công cụ, phương tiện thông tin giúp cho cán bộ, đảng viên và các cấp uỷ đảng, chính quyền có nhận thức sâu sắc hơn, đúng đắn hơn về công tác luân chuyển cán bộ.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch luân chuyển cán bộ.

Trước khi xây dựng kế hoạch luân chuyển, cần phải phân biệt những đối tượng cán bộ khác nhau để lựa chọn nơi luân chuyển cho phù hợp. Đối với mỗi cán bộ, do mạnh yếu khác nhau, do năng lực sở trường khác nhau và do yêu cầu khác nhau của nhiệm vụ chính trị, cho nên có cách luân chuyển khác nhau, nhằm đào tạo những cán bộ lãnh đạo, quản lý có hiểu biết và năng lực lãnh đạo toàn diện.

Bước 3: Làm công tác tư tưởng với cán bộ luân chuyển, lãnh đạo nơi

cán bộ luân chuyển đi, luân chuyển đến.

- Trước khi luân chuyển, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị tổ chức gặp gỡ cán bộ dự kiến luân chuyển, động viên, khích lệ tư tưởng; nêu rõ mục đích, yêu cầu của công tác luân chuyển cán bộ; cung cấp thông tin về địa phương, đơn vị mà cán bộ được luân chuyển đến; trao đổi những vấn đề cần thiết về công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở một cấp uỷ, một ngành, một địa phương, đơn vị và lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, đề xuất của cán bộ luân chuyển.

- Trao đổi với cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan, địa phương, đơn vị nơi cán bộ luân chuyển đi và luân chuyển đến về mục đích, yêu cầu và ý nghĩ, tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ để thống nhất kế hoạch luân chuyển và ổn định bộ máy của những nơi đó.

Bước 4: Tập thể lãnh đạo của cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị thảo luận và quyết định kế hoạch luân chuyển cán bộ. Trong đó: Quyết định danh sách cán bộ luân chuyển, nơi luân chuyển đến và chức vụ, thời gian ở nơi công tác mới; bố trí nhân sự thay thế ở nơi cán bộ luân chuyển đi và

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 86 việc sắp xếp lại nhân sự ở nơi cán bộ luân chuyển đến; quyết định những vấn đề về chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển, để tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển sớm ổn định đời sống và công tác ở cơ quan, đơn vị mới.

Bước 5: Tổ chức thực hiện quyết định luân chuyển cán bộ.

Các cấp uỷ, chính quyền, cơ quan, đơn vị và cá nhân cán bộ luân chuyển phải chấp hành nghiêm chỉnh quyết định luân chuyển cán bộ. Thực hiện những chế độ, chính sách cho cán bộ luân chuyển. Việc thực hiện đúng nội dung, quy trình luân chuyển cán bộ sẽ giúp cho công tác luân chuyển cán bộ vừa phát huy được trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm cá nhân; vừa tạo được sự thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện luân chuyển cán bộ; giúp cho công tác luân chuyển cán bộ nhanh chóng đi vào nền nếp, trở thành việc làm thường xuyên, góp phần đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.

Ba là, xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác luân chuyển cán bộ:

Chế độ, chính sách là một trong những cơ sở, tiền đề hết sức quan trọng, động lực to lớn bảo đảm cho công tác luân chuyển cán bộ đạt kết quả. Chế độ, chính sách có thể thúc đẩy, tạo động lực cho cán bộ luân chuyển cũng có thể kìm hãm, triệt tiêu động lực, làm cản trở công tác luân chuyển cán bộ. Để nâng cao hiệu quả công các luân chuyển cán bộ, trong thời gian tới, Bắc Giang cần tiếp tục quan tâm xây dựng và hoàn thiện chế độ, chính sách luân chuyển cán bộ và cần tập trung vào mấy vấn đề cơ bản sau đây:

- Vấn đề nhà công vụ: Bắc Giang vẫn là một tỉnh nghèo, hàng năm thu ngân sách không đủ chi, phải nhận trợ cấp ngân sách từ Trung ương. Cho nên, hiện nay Bắc Giang vẫn chưa thực hiện được chế độ nhà công vụ cho cán bộ luân chuyển và có lẽ đây cũng là tình trạng chung của nhiều địa

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 87 phương khác trong cả nước. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ luân chuyển sớm ổn định sinh hoạt, yên tâm công tác, tỉnh chỉ cần đầu tư xây một khu nhà công vụ tập trung ở trung tâm thành phố Bắc Giang hoặc để một số phòng ở Khu hội nghị của tỉnh để phục vụ cho tất cả những cán bộ điều động, luân chuyển ở các huyện về tỉnh.

- Vấn đề lương: giữ nguyên mức lương và phụ cấp chức vụ sau khi

luân chuyển đối với những trường hợp có mức lương và phụ cấp chức vụ mới thấp hơn; hỗ trợ kinh phí cho những đồng chí luân chuyển từ tỉnh về huyện, từ huyện này sang huyện khác; đối với các đồng chí được luân chuyển về các huyện vùng sâu, vùng xa, khó khăn thì cần có chế độ, chính sách ưu tiên hơn. Tuy nhiên, chính sách luân chuyển vẫn còn khá khiêm tốn. Vì thế trong thời gian tới, tỉnh cần nghiên cứu, nếu có thể tăng thêm tiền trợ cấp, trợ cấp lương, trợ cấp đi lại thường xuyên trong suốt thời gian luân chuyển cho cán bộ luân chuyển, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển hoàn thành tốt nhệm vụ.

Bốn là, định kỳ kiểm tra, đánh giá và tổng kết thực tiễn công tác luân chuyển cán bộ:

Thực tế cho thấy, một số cán bộ khi mới được đề bạt, điều động, luân chuyển đều là những người tốt, có đạo đức, trung thành, tận tuỵ, liêm khiết, có uy tín. Song, trong quá trình hoạt động, một phần do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, một phần do thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, không quản lý tốt đã dần dần thoái hoá, biến chất, sa ngã hoặc có cán bộ trước khi được điều động, luân chuyển ở cơ quan cũ là một cán bộ tốt, có năng lực và đang hoạt động rất hiệu quả, nhưng khi luân chuyển đến một cơ quan, địa phương, đơn vị khác thì lại không phát huy được năng lực, sở trường của mình và hoạt động kém hiệu quả. Tất cả những điều đó, có phần thiếu sót của công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88 công tác luân chuyển cán bộ, kịp thời nắm bắt những vấn đề mới nảy sinh trong đội ngũ cán bộ và công tác luân chuyển cán bộ, để chủ động giúp đỡ cán bộ khắc phục hạn chế, khuyết điểm, phát huy ưu điểm và đưa ra những biện pháp giải quyết hiệu quả.

Để nâng cao hiệu quả của công tác luân chuyển cán bộ, định kỳ các cấp uỷ trực thuộc tiến hành sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc luân chuyển cán bộ.

4.5.7. Nâng cao vai trò, trách nhim ca cp y và người đứng đầu cơquan, đơn v, b phn tham mưu v công tác t chc cán b các s,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp sở tại tỉnh bắc giang (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)