Rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộc ấp sở, xác định nguồn cán bộ quy ho ạch

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp sở tại tỉnh bắc giang (Trang 83 - 86)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Th ực trạng cán bộlãnh đạo cấp sở

4.5.3. Rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộc ấp sở, xác định nguồn cán bộ quy ho ạch

để tham gia hai nhiệm kỳ trở lên, ít nhất phải tham gia được trọn một nhiệm kỳ (5 năm); cần đặc biệt quan tâm đến cán bộ trẻ tuổi đời dưới 40, có triển vọng, nhất là con em những gia đình có công với cách mạng.

- Về quá trình công tác: Phải giữ chức vụ chủ chốt cấp dưới hoặc chưa kinh qua chức vụ chủ chốt cấp dưới nhưng có năng lực thực tiễn và có triển vọng phát triển rõ rệt.

Cán bộ đưa vào quy hoạch phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

4.5.3. Rà soát, đánh giá đội ngũ cán b cp s, xác định ngun cán bquy hoch quy hoch

4.5.3.1. Rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ

Rà soát, đánh giá cán bộ là khâu đầu tiên, rất quan trọng trong công tác cán bộ; có đánh giá đúng mới biết chất lượng cán bộ, từ đó mới có thể lựa chọn, quy hoạch, bố trí, sử dụng đúng cán bộ, hạn chế được những thiếu sót, sai lầm trong công tác cán bộ. Đánh giá đúng cán bộ sẽ kích thích được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của mỗi người cán bộ. Muốn thực hiện tốt công tác QHCB thì định kỳ phải rà soát, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, trình độ, kết luận rõ ràng, chính xác những ưu điểm, nhược điểm, sở trường của từng người cán bộ, kể cả cán bộ đương chức và dự

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 nguồn quy hoạch các chức danh này, có hồ sơ lưu trữ kết quả đánh giá để theo dõi, kiểm tra mức độ phấn đấu của cán bộ trên từng cương vị.

- Cần nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của nó, khắc phục quan niệm, cách làm hình thức, cảm tính chung chung, chỉ nêu ưu điểm, kể nể thành tích, tránh nêu khuyết điểm hoặc nếu có thì cũng nêu những khuyết điểm nhỏ không đáng nói, như: Có tính nóng nảy, chưa tích cực đi cơ sở để nắm bắt tình hình thực tiễn…

- Trong giai đoạn hiện nay cần nhấn mạnh tới sự kiên định lập trường tư tưởng, chính trị trước những diễn biến phức tạp của thế giới và những nhiệm vụ khó khăn ở trong nước, chú ý đặc biệt đến đạo đức, lối sống, tinh thần đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết, mất dân chủ, sự nêu gương, sự quan tâm đến lợi ích của quần chúng, ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, năng lực, trình độ thể hiện thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể thảo luận,

quyết định theo đa số, trên cơ sở tự phê bình và phê bình, từng cá nhân phải thực sự trung thực, công tâm, khách quan, không định kiến hẹp hòi, người cán bộ lãnh đạo, người làm công tác tổ chức cán bộ cần có trí tuệ minh mẫn, biết phát huy trí tuệ của tập thể, kết hợp với cái tâm trong sáng, vì lợi ích chung.

- Chú ý đánh giá cán bộ ở những thời điểm bước ngoặt của cách mạng, những nhiệm vụ đột xuất khó khăn, tình huống phức tạp; phải nghiên cứu kỹ hồ sơ của từng cán bộ, theo dõi cả quá trình công tác, đánh giá cán bộ theo kết quả hoàn thành từng nhiệm vụ được giao, quản lý chặt chẽ cán bộ cả ở nơi công tác và nơi cư trú để đánh giá cán bộ một các toàn diện và chính xác.

- Sau khi đánh giá đúng cán bộ thì thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cần bố trí, sử dụng cán bộ cho phù hợp, những ai được đánh giá là có phẩm chất tốt, lập được thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thì

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 phải được xem xét đưa vào quy hoạch, được đề bạt chức vụ cao hơn.

Tuy nhiên đây là một vấn đề nhạy cảm, rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi các cấp uỷ đảng, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có nền nếp, tăng cường phổ biến, quán triệt để mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu từ mục đích yêu cầu, nội dung đánh giá, phương châm, nguyên tắc, quy trình đánh giá để đạt được hiệu quả cao, có như vậy mới thực hiện tốt được công tác QHCB, góp phần nâng cao được chất lượng công tác quy hoạch cán bộ cấp sở ở tỉnh Bắc Giang.

4.5.3.2. Xác định nguồn cán bộđể đưa vào quy hoạch

Việc xác định nguồn, lựa chọn cán bộ để đưa vào diện quy hoạch là khâu quan trọng trong công tác QHCB lãnh đạo, quản lý. Vì mục đích của công tác QHCB là nhằm chuẩn bị từ xa và tạo nguồn cán bộ dồi dào làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị; tạo sự chủ động, có tầm nhìn chiến lược trong công tác cán bộ; khắc phục tình trạng "hẫng hụt" trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; bảo đảm tính kế thừa, phát triển và sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ.

Khi đánh giá về những mặt tồn tại hạn chế trong công tác QHCB hiện nay thì nhiều cơ quan, đơn vị trong tỉnh đều cho rằng, khâu xác định nguồn, tạo nguồn là khâu yếu nhất, dẫn đến khó khăn trong việc lựa chọn cán bộ đưa vào quy hoạch. Vì vậy để đáp ứng yêu cầu công tác QHCB hiện nay, chúng ta cần có quan điểm thống nhất, xác định đúng nguồn cán bộ, tích cực tạo nguồn cán bộ để lựa chọn đưa vào quy hoạch những cán bộ có đủ các tiêu chuẩn quy định.

Tùy theo tiêu chí, theo phạm vị có thể phân nguồn đối tượng thành 2 loại khác nhau là: nguồn tại chỗ (trong tỉnh) và nguồn bên ngoài (ngoài tỉnh). Mỗi nguồn tạo phân thành các lớp khác nhau theo chức vụ, vị trí hiện đang đảm nhận, theo cấp độ thực hiện.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77

- Nguồn tại chỗ:

+ Cán bộ đương chức (hay nguồn đương nhiệm; tái cử; bổ nhiệm):

Độ tuổi làm việc còn ít nhất là 5 năm trở lên, nguồn này mỗi chức danh chọn 01 người.

+ Cán bộ kế cận: Sẵn sàng thay thế cán bộ đương chức; các cán bộ đủ hoặc cơ bản đủ tiêu chuẩn chức danh; tuổi đời nam dưới 55, nữ dưới 50, hiện đang giữ chức vụ dưới 1 cấp chức danh; nguồn này mỗi chức danh nên chọn từ 3 đến 5 cán bộ.

+ Cán bộ dự bị: Gồm những cán bộ giữ chức phó trưởng phòng cấp tỉnh, huyện trở xuống; tuổi đời nói chung nam không quá 55, nữ không quá 45 được đào tạo cơ bản về chuyên môn, có thành tích xuất sắc trong học tập và công tác; nguồn này mỗi chức danh chọn 1 đến 2 cán bộ.

- Nguồn bên ngoài: Là những cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, tri thức trẻ hiện đang công tác ở các cơ quan, các học viện, trường đại học.... ở TW và các tỉnh trong cả nước; nguồn nay mỗi chức danh phấn đấu chọn 1 người.

Từ việc xác định đối tượng như trên chúng ta có thể thấy có nhiều nguồn cán bộ có thể đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo cấp sở, các lớp nguồn thể hiện tính liên tục kế thừa nhau giữa các thế hệ cán bộ, tạo được nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý cấp sở tại tỉnh bắc giang (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)