Sau khi học xong chương này, người học có thể:
- Khái niệm được đầu tư dài hạn và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp;
- Có khả năng phân biệt được các loại đầu tư dài hạn; các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tưdài hạn;
- Phân biệt và tính toán được chi phí và thu nhập của dự án đầu tư;
- Tính toán được các chỉ tiêu tài chính để phân tích, đánh giá và lựa chọn các dự án đầu tư dài hạn;
- Vận dụng các kiến thức liên quan để đánh giá hiệu quả đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp trong thực tiễn.
1. ĐẦU TƯ DÀI HẠN VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP DÀI HẠN CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. Khái niệm đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đầu tư dài hạn, tuy nhiên đa số các nhà kinh doanh đều thừa nhận một khái niệm chung, tổng quát nhất như sau:
“Đầu tư dài hạn là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích thu được những lợi ích lâu dài trong tương lai.”
Lợi ích được hiểu là một phạm trù rất rộng, song suy cho cùng thì lợi ích đó không ngoài lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Đối với các cá nhân và doanh nghiệp thì đầu tư chủ yếu là nhằm mục đích kinh tế còn đối với Nhà nước thì đầu tư phải đồng thời nhằm hai mục đích đó là kinh tế và xã hội, đôi khi mục đích xã hội còn được Nhà nước xem trọng hơn các mục đích kinh tế.
Trong thực tế cuộc sống, người ta thường hiểu đơn giản thuật ngữ đầu tư như là một hành động để đạt một mục đích nào đó, nó có thể là đầu tư tiền của, đầu tư công sức, đầu tư thời gian… Đầu tư dài hạn không nhất thiết phải có hoạt động xây dựng cơ bản tuy rằng xây dựng cơ bản là một khâu rất quan trọng của đa số các dự án đầu tư dài hạn song điều đó không có nghĩa là tất cả, có nhiều dự án đầu tư mà trong đó không có nội dung này.
Đầu tư còn được hiểu với nhiều khía cạnh rộng lớn hơn, khi đề cập đến khía cạnh rủi ro bất trắc, A.Samuelson đã quan niệm rằng “Đầu tư là đánh bạc với tương lai”, hay khi đề cập đến vai trò của tiết kiệm, các tác giả của “Kinh tế học của sự phát triển” lại cho rằng: “Đầu tư là một sự hy sinh tất cả các nguồn lực của cải của ngày hôm nay để hy vọng đạt được những lợi ích lớn hơn trong tương lai”.
Theo Adam Smith thì: “Đầu tư là một hoạt động nhằm gia tăng tích tụ tư bản của các cá nhân, công ty, xã hội với mục đích cải thiện và nâng cao mức sống.”
Như vậy, ở mỗi góc độ khác nhau, người ta có thể hiểu đầu tư dài hạn khác nhau. Tuy nhiên đầu tư dài hạn được quan niệm một cách hoàn chỉnh thì phải bao gồm những đặc trưng sau:
a. Phải là hoạt động diễn ra trên thị trường: Ở thị trường đầu tư, các nhà đầu tư có thể
lựa chọn các loại hình và phương pháp đầu tư trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
b. Phải có sự tiêu tốn tư bản (vốn) ban đầu: Đầu tư nào cũng phải có dấu hiệu ban đầu là một sự tiêu tốn tư bản để khởi tạo nên một thực thể kinh doanh nhằm mục đích kinh doanh kiếm lời lâu dài.
c. Phải diễn ra theo một quá trình: Để đầu tư, nhà đầu tư phải trải qua một loạt các công việc kế tiếp nhau diễn ra liên hoàn từ khi bắt đầu hình thành ý đồ đầu tư cho đến khi ý
đó là một quá trình, quá trình này thường được chia ra là 03 giai đoạn mang tính chất tiếp nối nhau, giới hạn ngăn cách giữa các giai đoạn đó chỉ mang tính chất tương đối cả về mặt nội dung lẫn thời gian. Các giai đoạn cơ bản này là: Các giai đoạn đầu tư được biểu hiện thông qua sơ đồ sau đây:
Ý TƯỞNG ĐẦU TƯ
Giai đoạn I: GIAI ĐOẠN TIỀN ĐẦU TƯ
Nghiên cứu cơ hội
đầu tư Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi quyết định đầu tư Thẩm định và ra
Giai đoạn II: GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ
Đàm phán ký kết
các hợp đồng Thiết kế và xây dựng các công trình
Lắp đặt và hiệu chỉnh các loại máy móc
thiết bị
Vận hành thử, nghiệm thu công
trình
Giai đoạn III: GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH KHAI THÁC DỰ ÁN
Hình 5.1. Các giai đoạn cơ bản của quá trình đầu tư
- Giai đoạn tiền đầu tư: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình đầu tư, nó là giai đoạn triển khai ý đồ đầu tư ban đầu thành đường lối đầu tư cụ thể nhằm đánh giá và xác nhận cơ hội đầu tư, bước cuối cùng của giai đoạn này là quyết định đầu tư.
- Giai đoạn đầu tư: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình đầu tư, thông qua giai đoạn này mà làm hình thành nên dự án.
- Giai đoạn khai thác: Đây là giai đoạn quyết định mức độ thoả mãn mục tiêu cuối cùng của đầu tư đó là hiệu quả mà việc đầu tư mang lại. Trong quá trình khai thác lại phải có sự tiếp tục đầu tư.
d. Đầu tư luôn gắn liền với rủi ro và mạo hiểm:
Đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm kỳ vọng thu được một lợi ích lâu dài trong tương lai. Tuy nhiên tương lai luôn không chắc chắn, do đó quyết định đầu tư là quyết định mạo hiểm và nhà đầu tư phải chấp nhận rủi ro.
e. Mọi quá trình đầu tư đều phải có mục đích
Tính hướng đích là đặc trưng rất quan trọng của mọi quá trình đầu tư. Trong kinh doanh, tính hướng đích này được thể hiện ở tính sinh lợi của vốn đầu tư, đây là dấu hiệu, là tiêu chuẩn cơ bản nhất để đánh giá, lựa chọn các quyết định đầu tư.
Một quá trình đầu tư thường là sự thực hiện của nhiều chức năng kinh tế khác nhau kế tiếp nhau được mô tả tổng quát qua sơ đồ sau:
Hình 5.2. Các chức năng cơ bản trong quá trình đầu tư
Sản phẩm dịch vụ Người đầu tư Người đi vay (1) Vốn Thu lợi từ vốn Công ty thực hiện đầu tư (2) Đầu tư
Chức năng tài chính Chức năng đầu tư
Thu lợi từ đầu tư Công ty sản xuất kinh doanh (3) Thu lời từ kinh doanh Chức năng kinh doanh
Trong mô hình đầu tư này, một người có thể thực hiện đồng thời cả 3 chức năng, song cũng có trường hợp họ chỉ tham gia vào một hoặc hai chức năng trên mà không tham gia hết.
Một vấn đề cần có sự phân biệt trong nghiên cứu là chức năng đầu tư và chức năng tài chính. Ngoài chức năng đầu tư, chức năng tài chính cũng liên quan đến lĩnh vực thu chi của doanh nghiệp. Đầu tư được hiểu là việc sử dụng khai thác lại các phương tiện tài chính, ngược lại, tài chính bao hàm việc tìm kiếm nguồn vốn và trả lại tiền vay cộng với phần lãi và các điều kiện tín dụng cũng như biện pháp khác sao cho doanh nghiệp vẫn đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.
Thường việc đầu tư được đặc trưng bởi một dòng tiền mặt xuất phát bằng chi, hay nói cách khác là dòng tiền âm (trừ một vài trường hợp đặc biệt dòng tiền mặt có thể xuất phát dương như khi đầu tư thay thế, tài sản cũ được thanh lý). Còn quá trình tài chính lại được bắt đầu bằng thu, dòng tiền dương (trừ một vài ngoại lệ như khi phải trả lệ phí cho việc vay vốn).
Tuy nhiên về ý tưởng chung thì cả đầu tư lẫn tài chính đều cố gắng lựa chọn phương án có lợi nhất hay xác định dự án đầu tư và tài chính bằng mô phỏng đều dựa vào cơ sở phân tích dòng tiền mặt và như vậy chúng sẽ cùng áp dụng các phương pháp tính toán giống nhau.
1.2. Phân loại đầu tư dài hạn
1.2.1. Xét trên phương diện hiệu quả kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô
Người ta chia đầu tư dài hạn thành các loại như sau:
- Đầu tư tăng trưởng thuần tuý: Đó là loại đầu tư mà mục đích của nó chỉ là nhằm gia tăng lợi nhuận ròng của bản thân nhà đầu tư mà không làm tăng giá trị ròng cho xã hội. Kết quả của quá trình đầu tư này là sự dịch chuyển đơn thuần giá trị giữa các nhà đầu tư, vì vậy loại đầu tư này còn được gọi là đầu tư dịch chuyển.
Ví dụ: Đầu tư mua bán đất, đầu tư mua bán cổ phiếu…
- Đầu tư phát triển: Là loại đầu tư mà kết quả của nó không chỉ làm gia tăng lợi nhuận ròng cho nhà đầu tư mà còn làm gia tăng giá trị cho xã hội. Loại đầu tư này còn bao hàm cả các hoạt động đầu tư mà trong đó lợi ích xã hội được đặt lên hàng đầu ví dụ như: Đầu tư cho y tế, đầu tư cho giáo dục, đầu tư cho bảo vệ môi trường, đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, đầu tư cho phát triển trên cơ sở hạ tầng xã hội…
1.2.2. Phân theo nội dung kinh tế
Đầu tư dài hạn của một doanh nghiệp bất kỳ được chia làm 03 loại:
- Đầu tư vào lực lượng lao động: Đây là hình thức đầu tư nhằm gia tăng số lượng, chất lượng nguồn lao động của một doanh nghiệp thông qua các chương trình nhân sự.
- Đầu tư vào tài sản cố định: Đây là loại đầu tư nhằm mục đích mở rộng quy mô hoạt động, nâng cao trình độ của các loại tài sản cố định thông qua các hoạt động mua sắm, xây dựng cơ bản.
- Đầu tư vào tài sản lưu động: Đây là loại đầu tư nhằm gia tăng nguồn vốn hoạt động thông qua việc sử dụng một phần vốn dài hạn để bổ sung và mở rộng quy mô vốn lưu động ròng (NWC) cho doanh nghiệp.
1.2.3. Phân loại theo mục tiêu đầu tư
Theo cách phân loại này, người ta chia đầu tư dái hạn thành các loại sau:
- Đầu tư mới: Là hình thức đầu tư mà trong đó toàn bộ vốn đầu tư của chủ đầu tư được sử dụng để xây dựng một cơ sở kinh doanh hoàn toàn mới có tư cách pháp nhân riêng.
- Đầu tư bổ sung thay thế: Là hình thức đầu tư mà vốn đầu tư được dùng để trang bị thêm hoặc thay thế cho những tài sản cố định hiện có của một doanh nghiệp đang hoạt động mà không làm hình thành nên một doanh nghiệp mới độc lập với doanh nghiệp cũ.
- Đầu tư chiến lược: Đó là loại đầu tư mà trong đó vốn đầu tư được sử dụng để tạo ra những thay đổi cơ bản đối với quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Thay đổi hoặc cải tiến sản phẩm, phát triển một thị trường mới…
- Đầu tư ra bên ngoài: Là hình thức đầu tư mà trong đó một phần tài sản của doanh nghiệp được dùng để tham gia đầu tư vào một đối tượng đầu tư khác không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp ban đầu.
1.2.4. Phân theo mối quan hệ giữa các quá trình đầu tư
Theo cách phân chia này, người ta chia tất cả các quá trình đầu tư thành các loại đầu tư dài hạn với các đặc điểm chủ yếu như sau:
- Đầu tư độc lập: Là hoạt động đầu tư mà việc có thực hiện đầu tư đó hay không cũng không có ảnh hưởng gì đến hiệu quả hoạt động của một quá trình đầu tư khác.
- Đầu tư phụ thuộc: Là loại đầu tư mà đối tượng đầu tư được chấp nhận đầu tư hay không sẽ có ảnh hưởng tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của một quá trình đầu tư khác. Trong thực tế loại đầu tư này thường là loại đầu tư lệ thuộc nhau về mặt kinh tế.
- Đầu tư loại bỏ: Là loại đầu tư mà khi một đối tượng đầu tư này được chấp nhận thì đương nhiên một đối tượng đầu tư khác phải bị loại bỏ.
1.2.5. Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng đầu tư
Theo cách phân loại này, có các loại đầu tư như sau:
- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư trong đó người bỏ vốn và người trực tiếp quản lý điều hành khai thác đối tượng đầu tư là một.
- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư mà người bỏ vốn và người quản lý điều hành khai thác không phải là một.
- Đầu tư cho vay: Thực chất là một dạng của đầu tư gián tiếp trong đó chủ đầu tư chỉ thực hiện chức năng đơn thuần là người tài trợ vốn. Chủ đầu tư không tham gia quản lý đối tượng đầu tư, không chịu bất cứ rủi ro nào của dự án đầu tư mà chỉ hưởng một khoản tiền lãi cố định trên cơ sở nguồn vốn cho vay.
1.2.6. Phân theo nguồn gốc của vốn
Có các loại đầu tư là:
- Đầu tư trong nước: Là loại đầu tư mà trong đó nguồn vốn đầu tư được huy động trong nước và chủ đầu tư là người Việt Nam hoặc tổ chức có pháp nhân Việt Nam. Loại đầu tư này được điều chỉnh bởi Luật khuyến khích đầu tư trong nước.
- Đầu tư nước ngoài: Là loại hình đầu tư mà trong đó có sự tham gia góp vốn của chủ đầu tư người nước ngoài. Loại đầu tư này chịu sự điều chỉnh của Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
1.3. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn và các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp
1.3.1. Ý nghĩa của quyết định đầu tư dài hạn
Quyết định đầu tư dài hạn là một trong những quyết định có ý nghĩa chiến lược quan trọng của doanh nghiệp. Về mặt tài chính, quyết định đầu tư là một quyết định tài trợ dài hạn, tác động lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi phải có một lượng vốn lớn để thực hiện đầu tư. Vì vậy, hiệu quả của vốn đầu tư phụ thuộc vào việc dự toán đúng đắn vốn đầu tư. Sai lầm trong việc dự toán đầu tư gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Nếu đầu tư vốn quá mức hoặc đầu tư không đồng bộ sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn rất lớn cho doanh nghiệp.
Như vậy, có thể nói quyết định đầu tư dài hạn của doanh nghiệp là quyết định có tính chất chiến lược, do đó để đi đến một quyết định đầu tư đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ lưỡng.
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư dài hạn
- Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Trên cơ sở pháp luật kinh tế và các chính sách kinh tế, Nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Chính sách kinh tế của
Đảng và Nhà nước trong mỗi thời kỳ định hướng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh. Bằng các chính sách đòn bẩy, Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, để đi đến quyết định đầu tư, doanh nghiệp phải nghiên cứu chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước.
- Yếu tố thị trường: trong thị trường cạnh tranh, vấn đề đặt ra đối với doanh nghiệp là sản xuất sản phẩm phải căn cứ vào nhu cầu về sản phẩm hiện tại và tương lai của thị trường . Khi xem xét thị trường, doanh nghiệp không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Doanh nghiệp cần phải xem xét tình hình hiện tại, dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai để lựa chọn phương thức đầu tư thích hợp nhằm tạo ra lợi thế của doanh nghiệp trên thị trường.
- Lãi suất tiền vay (phản ánh chi phí vốn vay) và chính sách thuế: đây là nhân tố ảnh