Phân cấp quản lý vốn cố định

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 97 - 98)

3. QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH

3.1.3. Phân cấp quản lý vốn cố định

Theo quy chế hiện hành các doanh nghiệp Nhà nước được quyền:

- Chủ động trong sử dụng vốn, quỹ để phục vụ kinh doanh theo nguyên tắc hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn. Nếu sử dụng vốn, quỹ khác với mục đích sử dụng đã quy định cho các loại vốn, quỹ đó thì phải theo nguyên tắc có hoàn trả.

- Thay đổi cơ cấu tài sản và các loại vốn phục vụ cho việc phát triển vốn kinh doanh có hiệu quả hơn.

- Doanh nghiệp được quyền cho các tổ chức và cá nhân trong nước thuê hoạt động các tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để nâng cao hiệu suất sử dụng, tăng thu nhập song phải theo dõi, thu hồi tài sản cho thuê khi hết hạn. Các tài sản cho thuê hoạt động doanh

VCĐ

D

H t

SVCĐ =

- Doanh nghiệp được quyền đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của mình để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

- Doanh nghiệp được nhượng bán các tài sản không cần dùng, lạc hậu về kỹ thuật để thu hồi vốn sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Được quyền thanh lý những tài sản cố định đã lạc hậu mà không thể nhượng bán được hoặc đã hư hỏng không có khả năng phục hồi.

Riêng đối với các tài sản cố định quan trọng muốn thanh lý phải được phép của cơ quan ra quyết định thành lập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được sử dụng vốn, tài sản, giá trị quyền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 97 - 98)