Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 99 - 102)

3. QUẢN TRỊ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH

3.2.4. Hiệu quả sử dụng vốn cố định

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đơn vị vốn cố định đầu tư vào sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế). Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp càng cao.

Trong đó: HQVCĐ: Hiệu quả sử dụng vốn cố định

L : Lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế).

Lợi nhuận này chỉ tính phần được tạo ra cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không tính phần lợi nhuận được tạo ra bởi hoạt động đầu tư tài chính và hoạt động khác).

VCĐ

L

TỔNG KẾT CHƯƠNG

Tài sản cố định trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của nó thì được chuyển dịch dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất. Tài sản cố định có giá trị lớn từ 10 triệu đồng trở lên và có thời gian sử dụng trên một năm.

Có nhiều cách khác nhau để phân loại tài sản cố định dựa vào các chỉ tiêu khác nhau: theo hình thái biểu hiện, theo công dụng kinh tế, theo tình hình sử dụng, theo mục đích sử dụng, theo quyền sở hữu và theo nguồn hình thành.

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về tài sản cố định mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi tài sản cố định hết thời gian sử dụng.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn hữu hình và vô hình làm cho giá trị của tài sản cố định giảm dần. Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật... trong quá trình hoạt động của tài sản cố định.

Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí kinh doanh qua thời gian sử dụng của tài sản cố định. việc tính khấu hao tài sản cố định phải phù hợp với mức độ hao mòn tài sản cố định và đảm bảo thu hồi vốn đầu tư ban đầu. Việc thực hiện khấu hao tài sản cố định một cách hợp lý có ý nghĩa kinh tế lớn đối với doanh nghiệp.

Có nhiều phương pháp để xác định khấu hao tài sản cố định: khấu hao theo đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh, khấu hao theo số lượng và khối lượng của sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp khấu hao khác nhau tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như mục tiêu kinh doanh cho phù hợp.

Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định là một nội dung quan trọng trong việc quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Thông qua kế hoạch khấu hao tài sản cố định, doanh nghiệp có thể thấy được nhu cầu tăng, giảm vốn cố định trong năm kế hoạch, khả năng nguồn tài chính để đáp ứng những nhu cầu đó.

Việc quản lý sử dụng quỹ khấu hao tài sản cố định là khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp. Thông thường các doanh nghiệp sử dụng toàn bộ quỹ khấu hao của tài sản cố định để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản cố định. Tuy nhiên, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại tài sản cố định, doanh nghiệp có quyền sử dụng linh hoạt số khấu hao lũy kế phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình.

Quản trị vốn cố định là một nội dung quan trọng trong quản lý vốn kinh doanh của các doanh nghiệp, có ý nghĩa quyết định tới năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Quản trị vốn cố định có thể khái quát thành ba nội dung cơ bản là: khai thác tạo lập vốn, quản lý sử dụng vốn và phân cấp quản lý, sử dụng vốn cố định trong doanh nghiệp.

Khi phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định, doanh nghiệp đánh giá thực trạng quản trị vốn cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định gồm có hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định và hàm lượng vốn cố định.

CÂU HỎI VÀ VẤN ĐỀ TỰ KIỂM TRA 1. Khái niệm về tài sản cố định và vốn cố định

2. Tác dụng của các cách phân loại tài sản cố định.

3. Các phương pháp tính khấu hao của doanh nghiệp?

4. Nội dung công tác quản lý vốn cố định của doanh nghiệp.

5. Nội dung lập kế hoạch khấu hao và quản lý sử dụng quỹ khấu hao trong doanh nghiệp.

6. Để chuẩn bị mở rộng quy mô kinh doanh, một công ty sản xuất bao bì đã mua thêm một tài sản cố định tri giá 1 tỷ đồng. Tài sản này có thời gian sử dụng theo khung của Nhà nước là 5- 10 năm. Công ty dự kiến, nếu sử dụng tài sản ở mức tối đa trong khung thời gian của Nhà nước thì sau khi hết thời gian sử dụng, tài sản không còn giá trị tàn dư. Nếu công ty dự kiến khấu hao tài sản này trong khoảng thời gian 5 năm thì giá trị thanh lý của tài sản này ở cuối năm thứ 5 sẽ là 100 triệu đồng và chi phí thanh lý là 20 triệu đồng.

Yêu cầu:

a. Xác định mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định này khi công ty dự kiến thời gian sử dụng ở mức tối đa trong khung thời gian quy định của Nhà nước.

b. Xác định mức khấu hao hằng năm của tài sản cố định này khi công ty dự kiến thời gian sử dụng là 5 năm (theo phương pháp khấu hao cố định).

c. Khi thay đổi thời gian sử dụng của tài sản cố định như trên sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mức lợi nhuận kinh doanh của công ty hằng năm.

7. Một công ty TNHH kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, đã mua một tài sản cố định có nguyên giá là 800 triệu đồng. Công ty này dự kiến sẽ khấu hao hết trong 5 năm. Công ty có thể áp dụng phương pháp khấu hao cố định hoặc khấu hao giảm dần.

Yêu cầu:

a. Xác định mức khấu hao hằng năm theo phương pháp khấu hao cố định. b. Xác định mức khấu hao hằng năm theo phương pháp khấu hao giảm dần.

c. Hãy nhận xét về sự khác biệt mức khấu hao hằng năm khi sử dụng hai phương pháp trên.

8. Một doanh nghiệp Nhà nước mới mua sắm thêm một tài sản cố định phục vụ sản xuất. Tài sản này được mua với giá trị 1,2 tỷ đồng, theo khung quy định của Nhà nước, tài sản này có thời gian sử dụng là 4-8 năm.

Yêu cầu: Hãy xác định mức khấu hao hằng năm theo phương pháp khấu hao giảm dần

khi công ty quyết định áp dụng:

a. Thời gian sử dụng tài sản cố định này là 4 năm. b. Thời gian sử dụng tài sản cố định này là 8 năm.

c. Khi áp dụng thời gian khấu hao khác nhau như trên thì mức khấu hao của năm thứ nhất tăng (giảm) bao nhiêu?

9. Một công ty đầu tư xây dựng một hệ thống sản xuất, dự kiến sẽ hoạt động trong 5 năm. Chi phí đầu tư, giá trị thanh lý và phương pháp khấu hao các tài sản như sau:

Tài sản Chi phí đầu tư Giá trị thanh lý Phương pháp khấu hao Nhà xưởng 1000 triệu đồng 500 triệu đồng Khấu hao đường thẳng Văn phòng 500 triệu đồng 50 triệu đồng Khấu hao nhanh hệ số 2 Máy móc 1800 triệu đồng 0 triệu đồng Khấu hao nhanh hệ số 2.5

Chương 7. HOẠCH ĐỊNH TÀI CHÍNH

Sau khi học xong chương nay, người học có thể:

- Trình bày được khái niệm, vai trò, mục tiêu và các loại kế hoạch tài chính;

- Dự đoán doanh thu bán hàng, xây dựng các loại ngân sách hoạt động, xây dựng các ngân sách tài chính;

- Dự báo thời điểm thu tiền bán hàng và thời điểm chi trả tiền mặt của doanh nghiệp; - Lập kế hoạch ngân sách tiền mặt cho doanh nghiệp, xác định nhu cầu tài trợ.

Một phần của tài liệu Giáo trình quản trị tài chính (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)